Đã hiện hữu trong cuộc sống này , bất kỳ ai dù ít hay nhiều đều có băn khoăn : Mục đích của cuộc sống là gì ? Ý nghĩa thực sự của cuộc sống là gi ? Phải chăng con người sinh ra , lớn lên , học tập , làm việc , xây dựng gia đình , sinh con đẻ cái rồi già và chết đi . Suốt trong mấy mươi năm hiện hữu đã từng trải qua , chứng kiến những thành công, hạnh phúc và biết bao cay đắng , sầu khổ , thất bại . Mấy mươi năm hiện hữu vui ít khổ nhiều , lo toan nhiều mà cay đắng lại càng nhiều hơn . Vậy thực sự mục đích của sự hiện hữu này là gì ?
Trong thế giới này , tất cả con người ( ngoại trừ các bậc thánh ) cho dù già trẻ , nam nữ , giàu nghèo , người trí hay ngu , chủng tộc hay tôn giáo nào đều khát khao mong mỏi tìm cầu hạnh phúc , niềm vui , lạc thú trong vật chất hay tinh thần . Hành vi này chi phối toàn bộ đờ sống trong từng giây phút của đời người . Nếu quán sát ky càng thì hành vi ” khao khát, mong mỏi, tìm cầu niềm vui hạnh phúc, lạc thú ” ở đời dương nhiên phát sinh từ nhận thức – Mục đích sống của cuộc đời là tận hưởng niềm vui hạnh phúc, lạc thú .
Nhưng mục đích của cuộc đời đâu có phải thực sự là tận hưởng “Niềm vui, hạnh phúc, lạc thú” không ? Nếu nhận thức này đúng sự thật thì trong Phật Giáo gọi nhận thức đúng sự thật là Minh hay Trí Tuệ, nếu không đúng sự thật thì gọi là Vô Minh hay Vọng tưởng .
1. Mục Đích Của cuộc Đời Là Hết Khổ
Con người khác nhau thì sự tìm cầu cũng khác nhau và cùng một con người tùy theo thời điểm thì sự tìm cầu cũng thay đổi. Sự tìm cầu bao gồm ở : Tiền bạc, tài sản, trí thức, danh vọng, quyền lực, thành đạt .v.v… Chung quy là những phương tiện vật chất và tinh thần mang lại lạc thú, niềm vui, hạnh phúc . Nếu quán sát kỹ lưỡng thì mục đích thực sự của con người muốn đạt được không phải là những thứ đó. Con người không cần những thứ đó, điều mà họ cần, mục đích của con người đang nỗ lực đạt được là đằng sau nhưng thứ đó. Vì sao vậy ? Vì khi họ nỗ lực phấn đấu để có được hạnh phúc vật chất và tinh thần, họ nghĩ rằng ” Nếu nhu có được những thứ này mình sẽ hết khổ ” . Vậy thì bất kỳ một hành vi nào cho dù nhỏ bé hay to lớn đến đâu của một cá nhân, một tập thể, một giai cấp, một tôn giáo, một đất nước hay cả loài người trên thế gian đều chỉ có một mục đích duy nhất là “Hết khổ”
Khi ra chợ mua một dôi dép, không phải vì cần đôi dép mà chỉ để không bị khổ do đạp gai, dẫm đá. Nếu mua đôi dép đẹp này sẽ không bị coi thường, khinh rẻ và sẽ chấm dứt dược khổ tâm. Vậy mục đích mua đôi dép là để chấm dứt khổ tâm, khổ thân chứ không phải là đôi dép đó .
Bay vào không gian vũ tru để khám phá các thiên hà, con người cũng hành động với mục đích duy nhất là dùng những kiến thức đó để giúp con người trên trái đất này hết khổ .
khi giải mã bản đồ gene không phải con người cần nhưng tri thức đó mà con người muốn có những tri thức đó để sáng chế, phát minh nhiều phương thức hữu hiệu giúp cho con người thoát khỏi bệnh tật, giúp cho người thoát khỏi khổ. Sẽ có những lý luận cho rằng mục đích thực sự của đời sống mà con người đang nỗ lực đạt đến là hết khổ nhưng còn mục đích khác là tận hưởng niềm vui, hạnh phúc, lạc thú. Sự thật niềm vui, hạnh phúc, lạc thú mà con người khao khát mong mỏi tận hưởng thuộc về tương lai, điều mà con người đang phấn đấu để đạt đến. Vì rằng trong hiện tai con người đang bị đau khổ vây hãm nên họ nhận thực rằng nếu có những thứ đó trong tương lai họ sẽ hết khổ. Vậy, từ sâu thẳm cái mà con người thực sự cần đến là hết khổ chứ không phải là hạnh phúc và lạc thú .
SỰ THẬT LÀ CON NGƯỜI KHÔNG CẦN BẤT KỲ MỘT HẠNH PHÚC LẠC THÚ NÀO MÀ CON NGƯỜI CHỈ SỬ DỤNG HẠNH PHÚC LẠC THÚ NHƯ MỘT PHƯƠNG TIỆN CHẤM DỨT KHỔ .
Thí dụ như đối với người nghiện ma túy, khi sử dung ma túy thì đây là thứ hạnh phúc phi thường, tuyệt vời nhất. Nhưng thực ra, đối với người nghiện ma túy, họ có nhu cầu với thứ hạnh phúc này không ? Nếu có họ sẽ dùng ma thú suốt ngày … sự thực không phải là như vậy. chỉ khi nào cơn nghiện khởi lên, thân thể họ bị bức bách với nối khổ, bị co giật, run rẩy… và nỗi khổ đó kéo dài thì họ không thể nào chịu đựng nổi, lúc đó họ phải sử dụng ma túy để dập tắt cái khổ đó. Khi cái khổ đã được dập tắt, đã yên ôn thì cho dù có mời họ sử dụng họ cũng không có nhu cầu. Do vậy người nghiện ma túy không có nhu cầu vè thứ hạnh phúc đó, mà họ sử dụng nó như một phương tiện để đập tắt khổ .
Một người đang buồn ngủ lúc đó họ khổ thân, khổ tâm và họ chỉ cần một giấc ngủ để dập tắt khổ thân khổ tâm mà thôi chứ họ không cần bất cứ thứ hạnh phúc nào khác. Một ví dụ là có người đang bị khổ sở vì bệnh ngứa do ghẻ lở hắc lào … gây ra, lúc đó họ gãi hay hơ lửa để hết ngứa và cảm thấy sung sướng. Thật ra họ đâu cần thứ hạnh phúc đó, chẳng qua họ chỉ gãi hay hơ lửa để dập tắt nỗi khổ đang hành hạ. Khi họ khỏi bệnh họ đâu cần sự sung sướng của việc gãi hay hơ lửa. Kể cả hạnh phúc tình dục con người cũng không có nhu cầu, vì nếu có nhu cầu họ sẽ sử dụng thường xuyên, mà chỉ khi nào dục tưởng nổi lên, thân thể sản sinh ra các hóc môn và bức bách làm khổ thân, cảm giác khó chịu ngày càng tăng trưởng nên một số người không chịu đụng nổi phải phạm tội hiếp dâm, và lúc đó con người sử dụng việc làm tình dể dập tắt cái khổ đang bức bách đó. Khi cảm giác khó chịu vì dục tượng bức bách đã chấm dứt, họ được yên ôn thì se không có nhu cầu sử dụng đến thứ hạnh phúc tình dục đó nữa.
2. Gánh Nặng Hai Đầu
Đa phần nhân loại đều nhận thức rằng họ đang đi qua cuộc đời với một gánh nặng trên vai, đó là niềm đau, nỗi khổ và họ muốn đặt gánh nặng đó xuống, và gánh hạnh phúc lên để tiếp tục đi tiếp cuộc đời. Ít ai biết được rằng cái gánh nặng trên vai đó, một đầu là đau khổ, một đầu là hạnh phúc. Một gánh nặng có hai đầu mà lại muốn đặt một đầu xuống, điều đó hoàn toàn là ảo tưởng .Trong kinh điển phật giáo có một minh họa về sự thực này : Con người đang sống với 4 con rắn cực độc hễ nó cắn là chết ngay, nhưng hàng ngày người này vẫn phải chung sống với nó, phải cho nó ăn, phải cho nó ngủ, tắm rửa cho nó nhưng nó lại đang truy đuổi chực cắn chết con người. Thật là một trạng thái căng thẳng và phải chảy trốn sự truy đuổi của nó. Khi người này đang chảy trốn khỏi bốn con rắn lại gặp sáu tên giặc cướp với gươm giáo sáng quắc trong tay đuổi theo và truy sát. Khi đang chảy trốn bốn con rắn với sáu tên giặc cướp lại gặp ngay một tên tướng cướp khổng lồ với giáo dài trong tay, chay như bay và hét lớn “ta sẽ giết chết ngươi” người này chạy trốn vào các căn nhà, nhưng các căn nhà đều trống không, không có gì để trốn nấp. Người này chạy ra đến bờ sông, thấy bên kia bờ sông không có rắn, không có giặc cướp, không có tướng cướp, an ổn vô cùng. Người này cố sức bẻ các cành cây kết lại làm bè và nằm lên bè dùng tay chân để bơi qua bờ bên kia, và được yên ổn.
Bờ bên này ẩn dụ cho thế gian này, bờ bên kia ẩn dụ cho Niếp Bàn, sự vô thượng yên ổn thoát khỏi mọi khổ ách. hình ảnh 4 con rắn, sáu tên giặc cướp, tên tướng cướp khổng lồ, và các căn nhà trống rỗng.
– Hình ảnh thứ nhất : bốn con rắn, thời xưa, con người quan niệm thân thể này gồm bốn yếu tố vật chất tạo thành là : đất, nước, lửa, gió. Bốn con rắn cực độc là ẩn dụ cho thân xác này. Sự thật là tất cả nhân loại đề đang sống để thỏa mãn thân xác này, con người phải đấu tranh nỗ lực, lao tâm khổ tứ và do vậy sẽ khởi lên không biết bao nhiêu là cay đắng, khổ não, bao nhiêu gánh nặng, bao nhiêu là gian trá, lừa đảo, tranh dành, chém giết lẫn nhau. Vậy chính hạnh phúc là một đầu của gánh nặng và sự thật là con người đang sống trong vòng luẩn quẩn không thể thoát khỏi khổ.
– Hình ảnh thứ hai là con người đang bị sau tên giặc cướp với gươm giáo sáng quắc truy đuổi đe dọa sẽ chém chết. Sáu tên giặc cướp này để chỉ cho sáu căn : Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý. Tất cả nhân loại đang sống nhằm thỏa mãn sự đò hỏi của sáu căn đấy. Để thỏa mãn sự đòi hỏi của mắt, cần phải có nhà đẹp, phong cảnh đẹp, đi du lịch để nhìn ngắm các cảnh đẹp trên thế gian này … để thỏa mãn ý, con người sáng tạo ra triết học, khoa học, văn học, âm nhạc, những điều kỳ diệu cao cả, linh thiêng và ngay cả các tôn giáo. Để có được các vật chất, tinh thần để thỏa mãn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, thì không biết bao nhiêu cay đắng, sầu, bi, khổ, ưu não sẽ khởi lên. Sự thật này chỉ rõ hạnh phúc là một đầu của gánh nặng và cuộc sống thế gian là một vòng luẩn quẩn không bao giờ thoát được khổ .
-Hình ảnh thứ ba là tên cướp khổng lồ với ngọn giáo dài trong tay là để chỉ cho Tham và Dục. khi có một đối tượng dễ chịu và thích thú, yêu thích khỏi lên, điều này gọi là Tham, và khi có yêu thích thì muốn có được đối tượng đó, đây gọi là dục nôm na là ham muốn. Chính tham và dục đang truy đuổi con người .
-Hình ảnh thứ tư là căn nhà trống rỗng không có chỗ ẩn nấp, chỉ cho thế gian này cho dù ở trên trời, dưới biển, giữa sa mạc hoang vắng hay phố thị phồn hoa, không có một nơi chốn nào con người có thể thoát ra khỏi khổ .
Sự thật này là một chủ đề chính, nổi bật xuyên suốt toàn bộ kinh điển mà Đức Phật đã thuyết giảng ” Các dục hạnh phúc niềm vui lạc thú, vui ít khổ nhiều, não nhiều mà nguy hiểm lại càng nhiều hơn .
3. Kết luận
Nhận thức của mục đích cuộc sống là tìm kiếm, mong cầu và tận hưởng hạnh phúc là nhận thức không đúng sự thật, đây là một vọng tượng hay ảo tưởng. Do vậy dù có thành đạt bao nhiêu về vật chất hay tinh thần thì con người cũng không thể đạt đến cái đích hạnh phúc đó. Mỗi lần thành đạt được mong ước hay mơ ước này hay mơ ước kia cứ ngỡ mình đã đến đích rồi, nhưng một mơ ước mới phát sinh và cái đích lại lùi xa như cũ. Nhận thức niềm vui, hạnh phúc, lạc thú chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích của cuộc đời là hết khổ, nhưng sự thực cuộc đời cũng phơi bày một điều hiển nhiên là phương tiện đó không thể đưa con người đạt được mục đích hết khổ mà chỉ quanh quẩn nơi khổ mà thôi.
Không một ai trên trái đất nay cho dù đạt được niềm vui hạnh phúc về vật chất lẫn tinh thần nhiều đến đâu cũng không hết được khổ . Điển hình như Elvis Prestlay , vua nhạc rock, thành đạt về danh tiếng, tiền bạc một cách không khó khăn mà trước khi từ giã cõi đời ông đã hát bài hát cuối cùng, bài hát đã làm cho người hâm mộ không cầm được nước mắt bởi điệp khúc ” Sao Thất Vọng Cứ Đến Khi Ta Mãi Đi Tìm ” . Đây chính là lời tự bạch của ông : mãi đi tìm hạnh phúc nhưng đau khổ cứ đến, vẫn cứ tồn tại. Đây là một sự thật đáng sợ. Sau khi nghe điều này rất nhiều người đã công nhận đó là một sự thật đáng khinh hãi, nhưng thay vì hỏi ” Vậy có một phương tiện nào, một con đường nào có thể hoàn toàn chấm dứt khổ không ” ? họ lại thốt lên ” Ồ mọi người đều như vậy cả thì ta cũng thế thôi ” . Đức phật sau khi đoạn tận khổ, Ngài giảng dạy lại kinh nghiệm của ngài. Những người tin hiểu và thực hành theo lời dạy của ngài đều đạt đế sự chấm dứt khổ được gọi là các vị A la hán . Các bậc thánh này khi đã đạt đến mục đích của cuộc đời là hết khổ, các vị đều thốt lên ” Sanh đã tận, phạm hanh đã thành, những việc cần làm đã làm xong, không còn trở lại cuộc đời này nữa ” chỉ các vị giác ngộ mới thấy như thực : Mục đích của cuộc sống là chấm dứt khổ, vậy đây là đích đến có thực của con người, những ai đã đến đích đều tự thấy tự biết như vậy. Khi hết khổ là không còn ham thích, luyến ái, ràng buộc với bất cứ niềm vui, hạnh phúc, lạc thú vật chất hay tinh thần nào nữa. Với những vị đó ăn như thế nào cũng được, ở như thế nào cũng được … Chỉ còn lại nhưng nhu cầu tối thiểu để sống cho hết tuổi thọ mà thôi .
Đại Đức Nguyên Tuệ