ĐI TÌM MỤC ĐÍCH CUỘC SỐNG

Mục đích cuộc sống

Trong suốt mấy chục năm cuộc đời, nhân loại không ngừng phấn đấu, nỗ lực, cố gắng vì mục đích cuộc sống mà ta tự đặt ra cho mình.

Quan sát các tôn giáo và triết lý xuyên suốt lịch sử nhân loại thì câu hỏi: “Mục đích cuộc sống là gì?” đã được hỏi có khi trực tiếp, có khi ám chỉ trong tất cả các nền văn hóa.

Vậy mục đích cuộc sống của bạn là gì?

Cùng Gosinga tìm hiểu về sự thật mục đích cuộc đời qua bài viết hôm nay.

Mục đích cuộc sống

Tại sao cần sống có mục đích?

Mục đích là cái đích mà mỗi người chúng ta đặt ra cho bản thân mình, là những gì ta hướng tới, là kết quả phải đạt được mà ta đã xác định trước khi hành động.

Cần sống có mục đích bởi: Mục đích cuộc sống là kim chỉ nam mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi lời nói, hành động của con người.

Chẳng hạn như, với mục đích đem lại cho con người hoàn cảnh sống tốt đẹp hơn, các nhà bác học đã và đang nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trên mọi lĩnh vực, mang đến những bước tiến, mở ra những trang mới trong lịch sử nhân loại.

Để đạt được mục đích cuộc sống, trong từng chặng đường đời, con người thường đặt ra các mục tiêu ngắn hạn. Chẳng hạn, có người đặt ra mục đích cuộc sống là sự độc lập tài chính cho mình ở tuổi 40. Từ đó, họ đặt ra các mục tiêu ngắn hạn trong cuộc sống như:

  • Xác định rõ ngành nghề theo đuổi ở tuổi 18
  • Đi làm thuê để tích lũy kinh nghiệm ở tuổi 22
  • Bắt đầu khởi nghiệp ở tuổi 27
  • Lập gia đình và tích luỹ vốn/ tài sản, đồng thời tạo ra các kênh có thu nhập thụ động ở độ tuổi 35…

Nhân loại vẫn đang ngày đêm cổ vũ cho việc “sống có mục tiêu”, “sống có mục đích” như vậy.

Tuy nhiên, mặc dù nhân loại ai cũng đang sống có mục đích, nhưng không phải ai cũng đạt được mục đích đó. Đặc biệt, đạt được mục đích đặt ra đó rồi nhưng vẫn thấy chưa đủ, chưa thoả mãn. Vì sao lại như vậy?

Bởi có 2 loại hiểu biết về mục đích cuộc sống: Hiểu biết về mục đích cuộc sống SAI SỰ THẬT và Hiểu biết về mục đích cuộc sống ĐÚNG SỰ THẬT.

  • Hiểu biết về mục đích cuộc sống SAI SỰ THẬT: Cũng giống như con tàu ra biển xác định sai hướng đi, người đó cứ mãi lênh đênh trên “đại dương cuộc đời”. Có lúc tưởng như đã đạt được mục đích rồi nhưng không thoả mãn, cứ mãi kiếm tìm rồi lại trôi dạt, lại tìm kiếm. Họ sống một cuộc đời với bao lo toan, phiền não.
  • Hiểu biết về mục đích cuộc sống ĐÚNG SỰ THẬT: Họ thấy rõ đích đến, thấy rõ con đường cần phải đi và NHẤT HƯỚNG bước tới để đi trọn vẹn con đường ấy. Tuỳ theo sức của mình, họ có thể đi nhanh, có thể đi chậm, nhưng đích đến đã thấy rõ nên không còn tìm kiếm, không còn hoài nghi, không còn lo lắng, phiền não.

 

Hiểu biết về mục đích cuộc sống của nhân loại (trừ các bậc thánh)

Từ nhỏ, con người chúng ta đã được nuôi dưỡng, giáo dục và định hướng để phấn đấu trở thành những con người thành đạt, nổi tiếng, giàu có. Bởi phải trở thành như vậy thì mới có được hạnh phúc đủ đầy, viên mãn.

Vì được định hướng như vậy, chúng ta không ngừng phấn đấu để trở thành người thành đạt, nổi tiếng, thành công trên con đường sự nghiệp. Có cuộc sống gia đình viên mãn, hạnh phúc, các con thành đạt, giỏi giang. Có sự độc lập, tự do về tài chính; cống hiến nhiều cho xã hội, v.v.

Các nhà khoa học hiện nay cũng không ngừng nghiên cứu không gian ngoài vũ trụ, giải mã bản đồ gen người, phát minh ra nhiều máy móc tiện ích… với mục đích đem lại cho con người hoàn cảnh sống tốt đẹp hơn.

Trên báo chí và các phương tiện truyền thông, ta dễ dàng tìm được các câu danh ngôn về mục đích sống của người nổi tiếng nhận định về mục đích cuộc sống.

Hạnh phúc lớn nhất trên đời là niềm tin vững chắc rằng chúng ta được yêu, được yêu vì chính bản thân ta, hay đúng hơn được yêu bất chấp bản thân ta.” – Victor Hugo

“Hạnh phúc không thể tự tìm đến, sở hữu hay kiếm được; hạnh phúc cũng không phải là ăn no hay mặc đẹp. Hạnh phúc là những trải nghiệm tinh thần khi sống mỗi phút giây với tình yêu, ân sủng và lòng biết ơn. “- Denis Waitley

“Người ta chỉ hạnh phúc thật sự khi nhận được những gì họ cần có và có tất cả những gì cần cho họ.” – L. Tolstoi

Như vậy, nhân loại đã mặc định rằng:

Mục đích của cuộc sống là tận hưởng HẠNH PHÚC

Mục đích cuộc sống là tận hưởng niềm vui, hạnh phúc nơi các phương tiện vật chất và tinh thần.

Chính bởi hiểu biết như vậy về mục đích cuộc sống mà nhân loại (trừ các Bậc Thánh), ai ai cũng ngày đêm phấn đấu nỗ lực để tìm cầu niềm vui, hạnh phúc nơi tiền bạc, tài sản, tri thức, danh vọng, quyền lực, thành công…

Thế nhưng, dù có đạt tới đỉnh cao của những điều đó, con người vẫn không có được hạnh phúc đủ đầy, viên mãn, vĩnh cửu như họ hằng mong ước.

Quan sát cuộc sống của những người đã đạt tới đỉnh cao danh vọng

Trước hết, ta cùng điểm qua một số lời trăn trối cuối cùng của những con người thành đạt, nổi tiếng, được cả nhân loại ngưỡng mộ dưới đây:

– Winston Churchill – Cựu Thủ tướng Anh – khi qua đời đã buông xuôi: “Tôi chán tất cả rồi.”

– Leonardo da Vinci – một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và triết học tự nhiên người Ý, một thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại – khi ra đi đã cho rằng những gì mình làm được vẫn là chưa đủ: “Tôi đã phụ lòng Chúa và cả nhân loại, bởi những thành quả của tôi hoàn toàn chưa bước được đến cái tầm cao mà chúng cần bước tới.”

–  Isaac Newton – nhà toán học, nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà thần học người Anh, người được công nhận rộng rãi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất và nhà khoa học ảnh hưởng nhất mọi thời đại – trước khi qua đời đã nói: “Tôi không biết thế giới nhìn nhận tôi như thế nào, nhưng trong mắt mình tôi chỉ là một cậu bé đang chơi đùa bên bờ biển, tình cờ nhặt được một viên sỏi nhẵn hơn hay một miếng vỏ sò đẹp hơn bình thường một chút, trong khi cả đại dương tuyệt diệu vẫn còn đang nằm kia mong chờ được khám phá.”

– Steve Jobs – “cha đẻ” của hãng Apple, một biểu tượng mẫu mực của thành công trong giới kinh doanh, một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp vi tính – đã viết như sau trong “Bức thư lời trăn trối cuối cùng” của ông:

“Tôi đạt đến đỉnh cao của sự thành công trong giới kinh doanh. Trong mắt của người khác, cuộc sống của tôi là một mẫu mực của sự thành công.

Tuy nhiên, ngoài công việc, tôi có rất ít niềm vui. Cuối cùng, sự giàu có chỉ là một thực tế của cuộc sống mà tôi phải làm quen với nó.

Tại thời điểm này, nằm trên giường bệnh và nhớ lại toàn bộ cuộc sống của tôi, tôi nhận ra rằng tất cả các công nhận và sự giàu có mà tôi mất rất nhiều năm tháng tuổi trẻ để có niềm tự hào đó, đã dần và trở nên vô nghĩa khi đối mặt với cái chết sắp xảy ra.

….

Một ngôi nhà rộng 300 hay 30 mét vuông thì suy cho cùng, nỗi cô đơn có thế nào vẫn cứ tồn tại. 

Một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra hạnh phúc thực sự không đến từ vật chất.

Cho dù bạn chọn ghế hạng nhất hay hạng phổ thông thì khi máy bay hạ cánh, bạn cũng phải bước xuống.”

Đọc những lời trăn trối trên của người nổi tiếng, chúng ta nhận ra rằng dường như họ cũng chưa hài lòng, mãn nguyện về cuộc đời của họ. Họ là những người đã đạt tới đỉnh cao của danh vọng, của sự thành đạt và giàu có, thế nhưng có vẻ như họ vẫn có những nỗi khổ tâm riêng, hoặc vẫn muốn đạt tới các đỉnh cao thành công hơn nữa. Vậy thì rõ ràng là: thành đạt, nổi tiếng, giàu có không đồng nghĩa với việc hết khổ và sẽ có được hạnh phúc đủ đầy, viên mãn.

 

Hiểu biết về mục đích cuộc sống của Đức Phật & các bậc thánh

Mục đích cuộc sống là HẾT KHỔ

Nếu quán sát thật sâu sắc thì sự tìm cầu niềm vui, hạnh phúc của con người nơi các phương tiện vật chất và tinh thần không phải với mục đích có được các phương tiện vật chất và tinh thần đó.

Chẳng hạn, một người khi đói sẽ đi tìm đồ ăn, mục đích của họ không phải là tận hưởng niềm vui hạnh phúc nơi đồ ăn đó, cái mà họ thực sự cần là hết cảm giác khó chịu nơi thân do đói gây nên. Họ cũng không có nhu cầu tận hưởng niềm vui hạnh phúc nơi đồ ăn đó, bởi nếu thực sự có nhu cầu về thứ hạnh phúc này thì họ sẽ ăn đồ ăn đó liên tục, không ngừng nghỉ, ăn từ ngày này qua ngày khác. Nhưng trong thực tế thì khi cơ thể đã ăn đủ, ăn no thì không thể tiếp tục ăn được nữa. Đồng thời, cùng 1 món ăn hảo hạng thì con người cũng chỉ ăn được vài bữa liên tục là chán, không thể ăn được cả đời, dù trước đó họ có cảm thấy đồ ăn đó ngon lành đến thế nào đi nữa.

Khi mua 1 cái xe, không phải vì cần chính cái xe đó mà chỉ bởi muốn hết cảm giác khó chịu, khổ sở trên thân do đi bộ đường dài. Nếu đó là 1 cái xe đẹp, đời mới, sành điệu thì họ nghĩ rằng với cái xe này sẽ chấm dứt sự khinh rẻ, chê bai của người khác đối với mình, tức là hết khổ tâm.

Như vậy, từ trong sâu thẳm, tất cả hành vi của nhân loại đều chỉ có một mục đích duy nhất là “Hết khổ”. Và con người đang sử dụng các niềm vui, hạnh phúc, lạc thú như một phương tiện để chấm dứt khổ.

Nhưng SỰ THẬT là:

Hạnh phúc không chấm dứt được khổ

Quan sát cuộc sống của chính mình và cuộc sống của những người xung quanh, cũng như tham khảo thông tin trên báo chí và các phương tiện truyền thông, ta thấy dường như ai cũng có những nỗi khổ riêng.

Những người chưa giàu có, chưa thành đạt thì ngày đêm lao tâm khổ trí để làm giàu; những người giàu có thì ngày đêm lao tâm khổ trí để tìm cách bảo vệ và phát triển khối tài sản hiện có; những người độc thân thì đau khổ bởi cô đơn; những người đã có gia đình thì mệt mỏi với cuộc sống gia đình ràng buộc, nhiều trách nhiệm; những người hiếm muộn thì ngày đêm đau đáu với việc tìm đủ mọi cách chữa trị, cúng bái để có con; những người có con rồi thì đêm ngày vất vả, khổ tâm với việc nuôi con, giáo dục con theo đúng định hướng của mình; những người có bệnh thì đau mỏi trên thân, cùng với lao tâm khổ trí để tìm mọi cách chữa khỏi bệnh; những người mạnh khoẻ thì lại lao tâm khổ trí để tìm kiếm các hạnh phúc vật chất, hạnh phúc tinh thần như tiền bạc, địa vị, danh vọng….

Như vậy, dù điều kiện ngoại cảnh có khác nhau, dù có cảm nhận được hạnh phúc tại một số thời điểm trong cuộc đời, thì tất cả nhân loại này (trừ các bậc thánh đã giác ngộ) đều trải nghiệm khổ đau trong suốt cuộc đời mình, đều BÌNH ĐẲNG VỀ KHỔ.

Nhận thức về Mục đích cuộc sống là tìm kiếm và tận hưởng niềm vui, hạnh phúc là nhận thức không đúng sự thật. Do vậy, dù có thành đạt về vật chất hay tinh thần bao nhiêu đi nữa thì con người cũng không bao giờ thoả mãn. Mỗi lần đạt được “cái đích” đặt ra ban đầu rồi thì lại một mơ ước mới phát sinh và “cái đích” lại lùi xa như cũ. Nhận thức niềm vui, hạnh phúc chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích cuộc đời là HẾT KHỔ, nhưng sự thật cuộc đời đã phơi bày SỰ THẬT rằng: các phương tiện đó không thể đưa con người đạt được mục đích ấy mà chỉ quanh quẩn nơi KHỔ, đổi cái KHỔ này lấy cái KHỔ khác mà thôi.

Vậy thì, có cách nào để đạt được mục đích cuộc sống là HẾT KHỔ hay không?

Cách đạt mục đích cuộc sống

Từ cách đây hơn 2600 năm, nhà khoa học – nhà giáo dục vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, bậc Đạo sư chỉ đường – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng dạy, chỉ bày chi tiết về BỐN SỰ THẬT:

  1. Sự thật Khổ
  2. Sự thật Nguyên nhân khổ
  3. Sự thật về Sự chấm dứt khổ
  4. Sự thật Con đường chấm dứt khổ (là Bát chánh đạo)

Những lời dạy nguyên thuỷ của Ngài đã được tái hiện lại qua các Bài giảng của Thiền Sư Nguyên Tuệ trong các khoá học online và offline do Gosinga tổ chức.

Với lộ trình tâm Bát Chánh Đạo, KHỔ KHÔNG HIỆN HỮU tại giây phút này, ngay bây giờ và tại đây, chứ không phải ở một tương lai xa xôi nào đó. Khi trí nhớ (Chánh Niệm) đã thuần thục, tại giây phút này không có khổ, và giây phút tiếp theo, tiếp theo nữa…cũng không có khổ. Như vậy, khi lộ trình tâm là Bát Chánh Đạo, ta đạt được MỤC ĐÍCH TỐI HẬU của đời sống nhân loại là HẾT KHỔ.

Để lại một bình luận