KHỦNG HOẢNG CỦA VẬT LÝ HỌC VÀ THỰC TẠI LÀ GÌ ?

KHỦNG HOẢNG CỦA VẬT LÝ HỌC VÀ THỰC TẠI LÀ GÌ ?
 Đại Đức Nguyên Tuệ
 1 – Khủng hoảng của Vật lý lượng tử:
Trong bài viết “Khi vật lý gõ cửa bản thể học” tiến sĩ vật lý Nguyễn Tường Bách đã trình bày ngắn gọn súc tích và dễ hiếu sự phát triển của bộ môn Vật lý trong 2400 năm qua. Đương nhiên không phải dễ hiểu với tất cả mọi người mà chỉ dễ hiểu cho người có kiến thức vật lý ở trình độ phổ thông. Hãy tìm đọc trên Google để hiểu rõ các nội dung mà tiến sĩ Nguyễn Tường Bách đã trình bày và hiểu được vấn nạn mà Vật lý học hiện đại đang phải đối mặt. Vật lý là bộ môn khoa học khám phá thực tại, khám phá về thế giới vật chất. Ngay từ lúc còn sơ khai cho đến gần đây Vật lý vẫn quan niệm thực tại là thế giới vật chất, là “thực có” nghĩa là nó tồn tại khách quan với con người nhận thức nó, cho dù có con người nhận thức hay không có con người nhận thức thì thực tại là thế giới vật chất vẫn tồn tại.
Khởi đầu thế giới thực tại được quan niệm trong Vật lý học gồm các vật thể vật chất vận động trong không gian và thời gian. Và không gian thời gian là hai thuộc tính tuyệt đối của thế giới thực tại. Đến khi Newton, một con người khổng lồ trong Vật lý học xuất hiện thì khái niệm lực được đưa vào cùng với các định luật của cơ học cổ điển được ông phát minh thì vật chất được quan niệm là các hạt có khối lượng và năng lượng, vận động trong không gian và thời gian tuân theo các định luật của cơ học cổ điển. Và từ những kiến thức này mà một thế giới quan cơ giới ra đời nhằm mô tả các vật thể lớn nhỏ, tinh tú, mặt trời, trăng sao … đang vận hành theo các định luật của cơ học cổ điển. Thế giới quan cơ giới này rất đơn giản dễ hiểu, được công nhận và tồn tại trong khoa học gần cả 300 năm về sau.
Vật lý học tiếp tục phát triển và phát hiện ra một dạng vật chất khác gọi là sóng, không có khối lượng nhưng mang năng lượng, đồng thời tồn tại với dạng hạt có khối lượng và năng lượng. Và như vậy vật chất tồn tại dưới hai dạng không tương thích với nhau Dạng hạt và Dạng sóng.
Sự nghiên cứu của Vật lý đi từ vật thể vĩ mô (lớn) đến những vật thể nhỏ bé (vi mô, vi tế) nên các mô hình cấu trúc hạt nhân nguyên tử ra đời và vấn đề là nếu hiểu biết tường tận về “đơn vị vật chất” nhỏ nhiệm nhất làm đơn vị cơ bản để cấu tạo nên thế giới vật chất, thì nhiệm vụ cơ bản của Vật lý học đã hoàn thành. Môn Vật lý lượng tử đã ra đời và người ta kỳ vọng Vật lý lượng tử sẽ trả lời được câu hỏi Vật chất là gì ? Thế giới thực tại này là gì ? Nhưng những kết quả mà môn Vật lý lượng tử nhận được lại trái với kỳ vọng của các nhà khoa học. Nhân loại đã mặc định thực tại tồn tại độc lập với tâm thức (ý thức của con người), con người với tâm thức là chủ thể quan sát thực tại, độc lập với thực tại, con người đó có chết đi, tâm thức đó không còn tồn tại thì thực tại vẫn tồn tại độc lập. Nhưng kết quả mà Vật lý lượng tử nhận được thì trái ngược với điều đó, nghĩa là Kết quả quan sát được không những phụ thuộc vào đối tượng quan sát mà còn phụ thuộc vào người quan sát. Thực tại là gì thì tuỳ thuộc vào người quan sát, nghĩa là với cách quan sát này thì thực tại là hạt, nhưng với cách quan sát kia thì thực tại lại là sóng. Thực tại là gì thì câu trả lời nhận được tuỳ thuộc vào cách ta “hỏi” nó. Kết quả này làm cho các nhà khoa học đi đến kết luận Ý thức đã tác động lên thực tại và thực tại không hoàn toàn độc lập với ý thức như mặc định xưa nay của nhân loại. Có một số nhà khoa học đã nghi vấn Phải chăng khi ý thức khảo sát thực tại thì chính ý thức đã “tạo tác” ra thực tại, phải chăng thực tại là sản phẩm do ý thức tạo nên ? Trải qua hơn 2400 năm phát triển bộ môn Vật lý học đã cũng cấp biết bao kiến thức làm nền tảng cho các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật nhưng khi đạt đến đỉnh cao thì câu trả lời, Thực tại là gì, thế giới vật chất là gì lại trở nên hết sức mơ hồ và càng khó hiểu. Vật lý học lại trở về điểm xuất phát ban đầu với câu hỏi Thực tại là gì, vật chất là gì ? là điều mà thưở sơ khai nhân loại muốn biết, nhưng không trả lời được. Chính vì thế mà nhiều nhà bác học nổi tiếng đã khẳng định, cho đến hiện nay chúng ta chưa hề biết vật chất là gì. Đây chính là vấn nạn, là khủng hoảng của vật lý học hiện đại.
Đương nhiên vấn nạn này chỉ có các nhà khoa học hàng đầu mới hiểu được, mới biết được vấn đề, là khoa học cho đến thời điểm hiện tại chưa biết được vật chất là gì, chưa biết thực tại là cái gì, còn đa phần nhân loại đã MẶC ĐỊNH thực tại là thế giới vật chất tồn tại khách quan với con người. Thực tại là vật chất bao gồm những gì được thấy là hình dạng và màu sắc của vật chất, những gì được nghe là âm thanh là một dạng vật chất, những gì được ngửi là mùi hương, những gì được nếm là vị, những gì được sờ là vật chất cứng mền, nóng lạnh …, những gì được biết như to nhỏ, dài ngắn, mặn ngọt, chua cay, không gian thời gian … là các thuộc tính của vật chất. Thuật ngữ Phật học gọi các đối tượng của thực tại này là Sắc trần, Thanh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần, Pháp trần. Và nhân loại đã MẶC ĐỊNH là những gì họ thấy biết rõ ràng nhất là thấy biết vật chất, cái họ yêu ghét, cái họ phản ứng, cái họ muốn chiếm hữu, muốn sở hữu, cái làm họ khổ vui trong cuộc sống này là thế giới vật chất và nói rằng cho đến thời điểm hiện tại, họ không biết vật chất là cái gì thì đó là điều đại phi lý. Vấn nạn này của Vật lý học đã đưa các nhà khoa học trở lại với triết học, với bản thể học và như tiến sĩ vật lý Nguyễn Tường Bách đặt vấn để là Phật Giáo có thể có câu trả lời cho câu hỏi thực tại là gì trên phương diện bản thể học. Triết học được chia thành hai trường phái Duy vật và Duy tâm nhưng đều quan niệm thực tại là thế giới vật chất. Duy vật thì dựa vào một tiên đề là Vật chất không được sinh ra cũng không tự mất đi mà nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, là cái có trước và Tinh thần là sản phẩm của Vật chất, do vận động của Vật chất mà phát sinh, là cái có sau. Duy tâm thì dựa vào một tiên đề là Vật chất do Thượng đế toàn năng, một năng lực Tinh thần tuyệt đối sáng tạo ra và như vậy Tinh thần có trước và vật chất có sau. Dựa vào các Tiên Đề có tính MẶC ĐỊNH, được công nhận như vậy, nhưng không thể chứng minh, các trường phái Duy vật và Duy tâm giải thích thế giới thực tại theo các tiên đề đã mặc định nhưng thực chất đây cũng chỉ là CÁC GIẢ THIẾT. Vật lý học khởi đầu đương nhiên theo quan điểm Duy vật nhưng khi đối mặt với sự thật thực tại mà không thể giải thích được theo quan điểm Duy vật thì lại tìm cách giải thích theo quan điểm Duy tâm. Ví như khi thế giới quan cơ giới của Newton ra đời thì sự vận động của vũ trụ xẩy ra là do quán tính và để có quán tính duy trì sự vận động của vũ trụ thì suy luận hợp lý có sức thuyết phục là phải có “Cái hích ban đầu của Thượng đế”. Khi tìm ra mật mã di truyền trong cấu trúc ADN, một số nhà khoa học kinh ngạc, không thể tin được sự ngẫu nhiên của thuyết tiến hoá lại có thể hình thành được một mật mã tinh vi và hoàn thiện đến vậy, nên nghĩ rằng sản phẩm ấy phải do một trí tuệ siêu việt sáng tạo nên. Vậy ai làm ra mật mã đó vậy ? Câu trả lời thuyết phục và dễ chấp nhận nhất là do CHÚA làm ra. Bây giờ khi Vật lý lượng tử phát hiện ra thực tại không độc lập với ý thức người quan sát, vật lý học đang khủng hoảng về bản thể học, thì các nhà khoa học sẽ đi tìm câu trả lời trong triết học, cụ thể là phải từ bỏ triết học Duy vật để tìm câu trả lời theo triết học Duy tâm. Và bài viết của tiến sĩ Nguyễn Tường Bách hy vọng Phật giáo sẽ có được một vài giải đáp. Vì sao vậy ? Vì câu trả lời mang tính bản thể học đã có trong kinh điển Phật giáo Đại thừa, đó là quan điểm nhất quán, xuyên suốt kinh điển Đại thừa “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, nghĩa là Ba cõi do Tâm tạo ra và các pháp (các sự vật hiện tượng của thực tại) là do tâm thức biến hiện ra. Đây là quan điểm của triết học duy tâm “đặc sệt” theo nghĩa đen, nghĩa là Thượng đế toàn năng sáng tạo ra thế giới thực tại nhưng thay từ Thượng đế của Cựu ước bằng từ Tâm, Thức mà thôi. Còn có một cách diễn đạt khác trong Phật giáo đại thừa được diễn tả rất tế nhị để tránh đi cái hình dung từ Thượng đế sáng tạo ra thế giới, đó là quan niệm Nhị đế. Quan niệm Nhị Đế cho rằng thế giới thực tại có hai phương diện Chân Đế và Tục Đế mà trong đó Chân Đế là thực tại tuyệt đối, là thực tại bản thể(còn có tên gọi khác là Chân Không, Niết Bàn, Chân Tâm thường trụ) không có tính vật chất, không có hình tướng nên trong Chân Đế hay Chân Không không có sinh diệt, nhơ sạch, tăng giảm, không có sắc thọ tưởng hành thức, không có mắt tai mũi lưỡi thân ý … còn Tục Đế là thế giới thực tại tương đối, có hình tướng, có sinh diệt, có nhơ sạch, tăng giảm, có sắc thọ tưởng hành thức, có mắt tai mũi lưỡi thân ý… Thế giới thực tại bản thế tuyệt đối Chân Đế là nền tảng phát sinh ra Thế giới thực tại tương đối sinh diệt Tục Đế, nghĩa là Tục Đế sinh ra từ Chân Đế, khi diệt đi thì Tục Đế lại trở về Chân Đế. Ví như sóng sinh ra từ nước, khi diệt đi sóng lại trở về với nước, nước như là Chân đế, sóng như là Tục đế. Với quan niệm Nhị Đế như vậy nên có các mệnh đề Sắc chẳng khác Không (Chân Không), Không chẳng khác Sắc, Sắc chính là Không, Không chính là Sắc. Thọ Tưởng Hành Thức cũng đều như vậy … Và họ gán cho Phật đã giác ngộ về Thế Giới Tục Đế tương đối và Thế Giới Chân Đế tuyệt đối đó. Nhưng đây chỉ là một hình thức diễn đạt mới mẻ với ngôn từ khác lạ, còn nội dung thì lại là Cựu ước, nghĩa là thế giới thực tại tương đối này do Thượng đế tuyệt đối sáng tạo ra. Những câu trả lời cho vấn nạn của Vật lý học hiện đại về bản thể học của các nhà khoa học đều sẽ rơi vào triết học Duy vật hoặc Duy tâm, đặt nền tảng trên các tiên đề được mặc định mà thực chất là các giả thiết. Vì thế nên đều chỉ là tư duy, lý luận suông mà thôi, không phải là sự thật thực tại, không phải là chân lý.
Vậy thực tại là gì ? Đây là điều mà Đức Phật đã giác ngộ, và nó khác xa hiểu biết của nhân loại, của khoa học, của Phật giáo đại thừa phát triển về sau. Điều này đã được tuyên bố trong kinh Phạm Võng, thuộc Trường Bộ Kinh của Phật giáo Nam tông “ Này các Tỷ kheo, Như Lai nhờ như thật tuệ tri sự sanh diệt của THỌ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của THỌ mà Như Lai được giải thoát hoàn toàn không có chấp thủ”.
2 – Đối tượng của thực tại là CẢM THỌ
 Trước tiên phải hiểu từ thực tại là để chỉ cho một phạm trù rộng lớn, chỉ cho mọi sự vật, hiện tượng đang có mặt trong hiện tại, trong đó có các ĐỐI TƯỢNG THỰC TẠI, là những gì được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được xúc chạm, được tưởng tượng ra mà nói tắt là được thấy, được nghe, được cảm nhận. Trả lời câu hỏi thực tại là gì cơ bản được giải quyết khi trả lời chính xác, đúng sự thật Đối tượng của thực tại là gì ? Đương nhiên nhân loại đã mặc định các đối tượng của thực tại là thế giới vật chất gồm Sáu Trần(Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp trần) như phân loại theo thuật ngữ Phật học. Trong thực tại còn có tâm biết gồm Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức thuộc về 6 giác quan Mắt Tai Mũi Lưỡi Thân Ý(gọi là Sáu Căn). Và sự việc xẩy ra theo hiểu biết của nhân loại là Nhãn thức thấy Sắc trần, Nhĩ thức nghe Thanh trần, Tỷ thức ngửi Hương trần, Thiệt thức nếm Vị trần, Thân thức cảm nhận Xúc trần, Ý thức biết Pháp trần theo nguyên lý Căn biết Trần hay TÂM BIẾT CẢNH.Ví như khi Thiệt thức là tâm biết của Lưỡi biết về Khúc mía ngọt hay chua, Thân thức là tâm biết của Tay, biết về Hòn đá nặng hay nhẹ, thô hay mịn, cứng hay mền… Nhưng nếu như quan sát đúng sự thật thì hiện tượng không phải như vậy. Thực tại gồm tâm biết và đối tượng được biết không phải là Thế giới vật chất Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp, Thực tại không sẵn có, không thường hằng cũng không thường trú ở đâu cả, mà Thực tại chỉ phát sinh khi Căn Trần tiếp xúc hay nói chính xác là tương tác với nhau theo quy luật Nhân Quả. Cụ thể là Căn và Trần là 2 nhân tố tương tác với nhau là Nguyên nhân và do Nguyên Nhân đó mà phát sinh Kết Quả là [Tâm biết và Đối tượng được biết ] đồng thời xuất hiện
a – MẮT và SẮCtrần tiếp xúc nhau làm phát sinh đồng thời [ Nhãn thức và Cảm giác hình ảnh ]. Nhãn thức có phận sự ghi nhận (thấy) Cảm giác hình ảnh chứ không phải Nhãn thức thấy Sắc trần như hiểu lầm của nhân loại.
b – TAI và THANH trần tiếp xúc nhau làm phát sinh đồng thời [ Nhĩ thức và Cảm giác âm thanh ]. Nhĩ thức có phận sự ghi nhân (nghe) Cảm giác âm thanh chứ không phải Nhĩ thức nghe Thanh trần như hiểu lầm của nhân loại.
c – MŨI và HƯƠNG trần tiếp xúc nhau làm phát sinh đồng thời [Tỷ thức và Cảm giác mùi ]. Tỷ thức có phận sự ghi nhận (cảm nhận) Cảm giác mùi chứ không phải Tỷ thức cảm nhận Hương trần như hiểu lầm của nhân loại.
d – LƯỠI và VỊ trần tiếp xúc nhau làm phát sinh đồng thời [ Thiệt thức và Cảm giác vị ]. Thiệt thức có phận sự ghi nhận (cảm nhận) Cảm giác vị chứ không phải Thiệt thức cảm nhận Vị trần như hiểu lầm của nhân loại.
e – THÂN và XÚC trần tiếp xúc nhau làm phát sinh đồng thời [ Thân thức và Cảm giác xúc chạm ]. Thân thức có phận sự ghi nhận (cảm nhận) Cảm giác xúc chạm chứ không phải cảm nhận Xúc trần như hiểu lầm của nhân loại.
 g – Ý và PHÁP trần (Pháp trần là lượng thông tin lưu giữ trong bộ nhớ) tiếp xúc nhau làm phát sinh đồng thời [ Tưởng thức và Cảm giác pháp trần ]. Tưởng thức có phận sự ghi nhận Cảm giác pháp trần chứ không phải Tưởng thức biết Pháp trần.
Ví như khi có Lưỡi (khỏe mạnh) và Khúc mía là hai nhân nhưng chưa tiếp xúc thì chưa cảm nhận được vị ngọt ở đâu cả. Khi Lưỡi tiếp xúc với Khúc mía thì lập tức xuất hiện Cảm giác ngọt và đồng thời xuất hiện tâm biết Thiệt thức cảm nhận Cảm giác ngọt đó. Cũng khúc mía đó nếu Lưỡi (bệnh) tiếp xúc thì sẽ phát sinh Cảm giác đắng. Vậy thì thực tại mà con người nhận biết là Cảm giác vị ngọt hay đắng thuộc phạm trù tâm chứ không phải là Khúc mía ngọt hay đắng, không phải là Vị trần thuộc phạm trù vật chất như hiểu lầm của nhân loại. Có Tay và Cục nước đá nhưng chưa tiếp xúc thì chưa cảm nhận được thực tại lạnh nào cả nhưng khi Tay tiếp xúc Cục nước đá lập tức xuất hiện Cảm giác lạnh và xuất hiện Thân thức cảm nhận Cảm giác lạnh đó. Vậy thực tại được cảm nhận là Cảm giác lạnh thuộc phạm trù tâm chứ không phải Cục nước đá lạnh thuộc phạm trù vật chất như hiểu lầm của nhân loại. Cái khó nhất của sự quan sát này là thấy được khi Mắt tiếp xúc Sắc trần làm phát sinh đồng thời Nhãn thức cùng Cảm giác hình ảnh và Nhãn thức thấy Cảm giác hình ảnh chứ không phải Nhãn thức thấy Sắc trần như mặc định của nhân loại. Nếu Nhãn thức thấy Sắc trần, ví như mắt thấy cái ô tô sắt thép 4 chỗ ngồi thì đối tượng được thấy là cái ô tô thật, bao giờ nó cũng phải như nhau, không thể khác nhau dù cái ô tô 4 chỗ đó có cách mắt 4m, hay 40m, hay 400m. Nhưng sự thật không xẩy ra như vậy, mà khi nó cách mắt 4m thì thấy to, cách mắt 40m thì thấy vừa vừa, cách mắt 400m thì thấy nhỏ bằng cái hộp diêm. Sự thật các đối tượng được thấy đó là các Cảm giác hình ảnh do cái ô tô tiếp xúc với mắt trên các khoảng cách khác nhau mà phát sinh ra nên nó khác nhau. Khoa học đã thuyết minh rõ ràng cùng một cái cây (vật chất) nhưng hình ảnh mà con người thấy, con chó thấy, con ruồi thấy, con ếch thấy … là các hình ảnh và màu sắc khác nhau. Các thực tại được các loài khác nhau thấy khác nhau bởi đó là các Cảm giác hình ảnh khác nhau, do cái cây vật chất tương tác với cấu tạo mắt khác nhau của các loài mà phát sinh. Thực tại được thấy đó là Cảm giác hình ảnh, là Tâm chứ không phải Cảnh. Còn cái cây vật chất là gì thì không có loài nào thấy được cả.
Vậy thì các đối tượng của thực tại là 6 loại Cảm giác gồm Cảm giác hình ảnh, Cảm giác âm thanh, Cảm giác mùi, Cảm giác vị, Cảm giác xúc chạm và Cảm giác pháp trần mà thuật ngữ Phật học gọi là CẢM THỌ. Có thể phân chia thực tại thành 6 loại Cảm thọ do 6 Căn tiếp xúc 6 Trần mà phát sinh như trên, cũng có thể phân chia thực tại thành 3 loại Cảm thọ theo tính chất là Lạc thọ, Khổ thọ và Bất khổ bất lạc thọ. Các đối tượng của thực tại là Cảm thọ không sẵn có, không luôn luôn có nghĩa là không thường hằng, không thường trú ở đâu cả, nó chỉ xuất hiện khi có Xúc (Căn Trần). Nếu quan sát thô thì Xúc sinh, Cảm thọ sinh, Xúc diệt thì Cảm thọ diệt nên Cảm thọ sinh diệt, vô thường. Cảm thọ do duyên Xúc giữa Căn Trần mà phát sinh nên Cảm thọ không phải “của” Căn, cũng không phải “của” Trần nên nó là Vô chủ, Vô sở hữu. Tượng tự như vậy, các tâm biết trực tiếp ghi nhận hay nhận biết các loại Cảm thọ cũng do duyên Xúc giữa Căn Trần mà phát sinh nên cũng Vô thường, Vô chủ, vô sở hữu. Khi Căn Trần không tiếp xúc, thực tại không khởi lên, thực tại không có mặt. Đó là khi ngủ say không mộng mỵ, khi ngất đi trong một tai nạn, khi gây mê sâu lúc mổ vì lúc đó tuy có 6 Trần nhưng 6 Căn là 6 loại tế bào thần kinh không hoạt động, nên không có Xúc. Tất cả những gì mà hàng ngày con người thấy, nghe, cảm nhận, được gọi tên bởi các ngôn từ như to nhỏ, vuông tròn, dài ngắn, cứng mền thô mịn, nóng lạnh, mặn ngọt chua cay, đàn ông, đàn bà, xe cộ, nhà cửa, hạnh phúc khổ đau … mặt trăng mặt trời, sum la vạn tượng … đều là các Cảm giác do Sáu Căn tiếp xúc Sáu Trần mà phát sinh chứ không phải thế giới vật chất như lầm tưởng của nhân loại.
 Cần phân biệt rõ 3 đối tượng
-Một là CON NGƯỜI mà nhân loại cho là chủ thể quan sát gồm có 6 Căn, tức 6 giác quan Mắt Tai Mũi Lưỡi Thân Ý.
 -Hai là THẾ GIỚI vật chất gồm 6 đối tượng là Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp mà nhân loại cho là thực tại được quan sát.
 -Ba là THỰC TẠI CẢM THỌ mà con người thấy, nghe, cảm nhận hàng ngày là do CON NGƯỜI (Sáu Căn) tương tác với THẾ GIỚI VẬT CHẤT (Sáu Trần) mà phát sinh, vì thế nó KHÔNG SẴN CÓ Ở ĐÂU CẢ, nó Vô Thường, Vô Chủ vô sở hữu (Vô ngã). Sự thật Thực tại Cảm thọ thuộc phạm trù tâm chứ không phải là thế giới vật chất như lầm tưởng của triết học Duy Vật, nó do Căn Trần tiếp xúc mà phát sinh chứ không phải do Thượng đế hay Bản Tâm tạo ra như lầm tưởng của triết học Duy Tâm. Sự thật về thực tại là Tâm biết và Đối tượng được biết đồng thời phát sinh, đồng thời xuất hiện chứ không phải như lầm tưởng của Duy vật làĐối tượng được biết có trước Tâm biết có sau (vật chất có trước tinh thần có sau), hay như lầm tưởng của Duy tâm là Tâm biết có trước, Đối tượng được biết có sau (tinh thần có trước vật chất có sau)
Vật lý lượng tử khi quan sát thực tại thì thấy thực tại là bất định và kết quả quan sát được không những phụ thuộc vào đối tượng quan sát mà phụ thuộc cả vào người quan sát. Vì sao vậy ? Tại vì thực tại quan sát được của Vật lý lượng tử là Thực tại Cảm thọ chứ không phải thế giới vật chất, thực tại đó là Kết Quả của sự tương tác giữa Con người (Sáu Căn) và Thế giới vật chất (Sáu Trần). Đương nhiên Thực tại quan sát được đó phải phụ thuộc nhân tố Con người, phụ thuộc nhân tố Thế giớivà cách thức tương tác giữa hai nhân tố Con người và Thế giới nên Vật lý lượng tử đã rút ra kết luận Kết quả quan sát được hay thực tại quan sát được không những phụ thuộc vào Đối tượng quan sát mà còn phụ thuộc vào Người quan sát. Thực tại không chỉ có các đối tượng mà còn có Tâm Biết, biết về thực tại.
 3 – Tâm Biết Tâm biết được chia làm hai loại Tâm biết trực tiếp và Tâm biết gián tiếp.
a – Tâm biết trực tiếp giác quan mà trong các bộ A hàm Tàu dịch là Trực giác, còn tâm lý học thì gọi là Nhận thức cảm tính đối tượng, trong Phật giáo xếp nó vào một nhóm gọi là Nhóm Tưởng hay Tưởng uẩn. Đó là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Tưởng thức phát sinh do Sáu Căn và Sáu Trần tương tác với nhau, nên nó Vô thường, Vô chủ vô sở hữu (Vô ngã). Các tâm biết trực tiếp này Thánh Phàm đều như nhau, các loài động vật đều giống nhau, không phụ thuộc vào tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm của mỗi loài, mỗi người, trong nó không có khái niệm, không có ngôn từ, không có phân biệt (Vô niệm, Vô ngôn, Vô phân biệt). Mỗi một tâm biết trực tiếp chỉ ghi nhận hay nhận biết một đối tượng duy nhất và đối tượng là Cảm thọ như thế nào thì nó ghi nhận như thế đó, không thêm bớt bởi tri thức, khái niệm nên là Biết Như Thật đối tượng ở mức độ cảm tính. Nhiều tôn giáo hiểu lầm tâm biết trực giác này là Linh hồn, là Tánh thấy, tánh biết không sinh không diệt nơi mỗi người.
b – Tâm biết gián tiếp Ý thức mà Tâm lý học gọi là Nhận thức lý tính đối tượng, trong Phật giáo xếp nó vào nhóm Thức hay Thức uẩn,có phận sự hiểu biết, xác nhận các đối tượng mà Tâm biết trực tiếp thấy, nghe, cảm nhận đó là cái gì, tính chất ra sao. Tâm biết Ý thức phát sinh theo một lộ trình
Xúc – [Thọ – Tưởng ] – Niệm – Tư Duy – [Tư tưởng – Ý thức ] (Trong kinh Nikaya nói tóm tắt Thức phát sinh do Xúc Thọ Tưởng Tư)
Trong đó Xúc là Căn Trần tiếp xúc phát sinh đồng thời [Thọ – Tưởng ] tức là Cảm giác và tâm biết trực tiếp Tưởng. Lượng thông tin [Thọ – Tưởng ] này được truyền dẩn vào “kho chứa thông tin” (bộ nhớ) trong tế bào thần kinh não bộ, mà trong đó lưu giữ các thông tin về các tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm đã được mã hoá mà cá nhân đó đã học hỏi, tích lũy trong quá khứ. Sự tương tác giữa Thông tin [Thọ – Tưởng ] được dẫn vào với Thông tin trong kho chứa làm phát sinh Niệm(Trí nhớ) và Trí nhớ là hành vi tìm kiếm lượng thông tin “tương hợp” với thông tin [Thọ – Tưởng ]được dẩn vào. Tiếp đến có sự tương tác giữa lượng thông tin [Thọ – Tưởng ]dẩn vào với lượng thông tin do Niệm tìm kiếm làm phát sinh hành vi Tư Duy. Đó là hành vi phân tích so sánh, đối chiếu, phán đoán giữa hai lượng thông tin trên và hành vi Tư Duy như vậy sẽ làm phát sinh kết luận. Kết luận đó chính là TƯ TƯỞNG(tư duy với thông tin của Tưởng) và hành vi tư duy phát sinh không những tư tưởng mà cũng đồng thời phát sinh tâm biết Ý thức, biết tư tưởng vừa phát sinh. Vậy tâm biết Ý thức phát sinh do Niệm (Trí nhớ) và Tư Duy (Suy nghĩ), thực chất là do tương tác giữa các lượng thông tin trong kho chứa thông tin, trong bộ nhớ nên gọi là tâm biết gián tiếp. Ví như khi mắt tiếp xúc với một trái xoài phát sinh Cảm giác hình ảnh và Nhãn thức, Nhãn thức thấy đối tượng nhưng Nhãn thức không biết đối tượng đó là cái gì, hình dung như một đứa trẻmới đẻ ra nó chỉ thấy thôi mà không biết đó là cái gì. Tiếp đến Niệm (Trí nhớ) khởi lên, tìm kiếm trong bộ nhớ những hình ảnh tương hợp với hình ảnh được thấy và nếu trước đây đã thấy và biết về quả xoài thì Trí nhớ sẽ tìm kiếm được thông tin đó (mà trong quá khứ đã lưu vào bộ nhớ). Tiếp đến Tư duy khởi lên sẽ phân tích, so sánh, đối chiếu hai lượng thông tin đó và phát sinh kết luận, đó là quả xoài và đồng thời Ý thức khởi lên, biết đó là quả xoài. Nội dung mà tâm biết Ý THỨC biết là TƯ TƯỞNG, là THÔNG TIN nên trong nó có khái niệm, có ngôn từ, có phân biệt, vì thế mỗi loài, mỗi cá thể sẽ có tâm biết Ý thức khác nhau. Tâm biết Ý thức phát sinh do Niệm, do Tư duy sử dụng lượng thông tin trong kho chứa nhưng đó là những thông tin do tâm biết trực tiếp lưu vào, là thông tin về CẢM THỌ chứ không phải thông tin về THẾ GIỚI VẬT CHẤT. Khi tư duy sẽ phải hình thành các khái niệm và đặt tên các khái niệm đó để phân biệt đối tượng nọ với đối tượng kia và có như vậy thì hành vi tư duy mới xẩy ra được. Sự hình thành và đặt tên khái niệm xẩy ra đối với các thông tin về Cảm thọ chứ không phải thông tin về Thế giới vật chất nên những khái niệm như to nhỏ, vuông tròn, dài ngắn, mặn ngọt chua cay, cứng mền thô mịn, nóng lạnh, đàn ông, đàn bà, nhà cửa, xe cộ, mặt trăng mặt trời, không gian thời gian … đều là các khái niệm của tâm thức về Cảm thọ, thuộc phàm trù tâm chứ không phải các khái niệm thuộc về thế giới vật chất. Nhân loại từ vô thủy đã không biết sự thật TÂM BIẾT TÂM (thực tại thuộc phạm trù tâm) mà biết sai sự thật là TÂM BIẾT CẢNH (thực tại là cảnh) nên đã áp đặt những khái niệm thuộc về tâm thức cho thế giới vật chất. Khái niệm Không gian và Thời gian hình thành trong qua trình tư duy gồm phân tích, so sánh, tổng hợp, phán đoán, kết luận, trừu tượng và khái quát hoá các Cảm giác hình ảnh khác nhau. Khái niệm không gian hình thành khi so sánh Cảm giác hình ảnh khoảng không với các Cảm giác hình ảnh khác như cây cối, nhà cửa và phát sinh tư tưởng không gian bao trùm mọi vật thể và khái niệm Không gian đó vốn là khái niệm tâm thức, khái niệm về Cảm thọ, hình thành do tư duy với chất liệu thông tin về Cảm thọ lại được gán cho, áp đặt cho là một thuộc tính cơ bảncủa thế giới vật chất. Khái niệm thời gian cũng hình thành khi tư duy so sánh các Cảm giác hình ảnh chuyển động và Cảm giác hình ảnh đứng yên cũng là khái niệm tâm thức, khái niệm về Cảm thọ nhưng cũng bị nhân loại gắn cho là một thuộc tính cơ bản của thế giới vật chất. Chính vì vậy mà trong Vật lý cổ điển quan niệm không gian và thời gian là thuộc tính của vật chất mang tính tuyệt đối nhưng Anh stanh đã phát hiện ra các hiện tượng mà theo đó kết luận không gian, thời gian mang tính tương đối chứ không tuyệt đối như cơ học cổ điển, nghĩa là không gian thời gian mang tính “co giản”. Nhưng Anh stanh vẫn quan niệm là thuộc tính của vật chất và chính Thuyết tương đối của Anh stanh là nền tảng cho giả thiết vũ trụ xuất hiện nhờ vụ nổ lớn Bin Bang, theo đó nguồn gốc vũ trụ là một lỗ đen “bí ẩn”. Mọi mô hình về thế giới vật chất hay là các thế giới quan đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại, từ quan niệm trời tròn đất vuông, Cửu sơn bát hải, Dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tam thiên đại thiên, đến thế giới quan cơ giới, mô hình vũ trụ xuất hiện theo thuyết Bin Bang … đều là sản phẩm của tâm thức, nội dung là thông tin về cảm thọ, phát sinh nơi kho chứa thông tin. Đó thuần tuý là thế giới quan do Niệm và Tư duy mà phát sinh, một thế giới tưởng tượng ra dựa trên các thông tin về Cảm thọ chứ không phải dựa trên các thông tin về thế giới vật chất nên không phải là thế giới vật chất đúng như thật.
Con người đang sống với Cảm thọ, nghĩa là thấy nghe, cảm nhận đối tượng, rồi hiểu biết về đối tượng, tiếp đến do hiểu biết đối tượng mà phát sinh thái độ thích ghétđối tượng, rồi muốn nắm giữ hay xua đuổi đối tượng, rồi tiếp đến có lời nói, hành động đối xử với đối tượng và cuối cùng là khổ hay vui với đối tượng. Tuy con người sống với các đối tượng đó là Cảm Thọ nhưng không biết đúng sự thật này mà hiểu lầm các đối tượng đó là thế giới vật chất. Cũng y như vậy, sự khủng hoảng của Vật lý học hiện đại là do tâm biết Ý thức của nhân loại hiểu biết sai sự thật, hiểu biết sai thực tại. Vốn các đối tượng được thấy, được nghe, được cảm nhận của thực tại là Cảm thọ thuộc phạm trù tâm thì Ý thức lại hiểu lầm là thế giới vật chất. Sự hiểu lầm này giống như truyện ngụ ngôn, con chồn thấy cái mào đỏ chói của con gà trống vốn là một cục thịt có màu đỏ chói nhưng lại hiểu lầm nó là cục lửa nên hoảng hốt bỏ chạy mỗi khi gặp gà trống.
 4 – Con người có thể hiểu biết về thế giới vật chất hay không ?
Tâm biết trực tiếp Tưởng gồm Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Tưởng thức chỉ nhận biết các Cảm thọ chứ không nhận biết được thế giới vật chất nhưng Tâm biết Ý thức, do suy luận hợp lý từ các thông tin mà tâm biết trực biết ghi nhận có thể biết về thế giới vật chất. Ví như khi nhãn thức thấy hình ảnh những cành cây đang chuyển động, lung lay về một phía thì tâm biết Ý thức do tư duy suy luận mà biết có gió thổi tương tác với các cành cây đó. Tâm biết Ý thức biết đang có gió thổi là biết gián tiếp do suy luận chứ không thể nhận biết được hình dạng, màu sắc, mùi, vị, nặng nhẹ, cứng mền của gió. Biết có sóng điện từ là biết gián tiếp do suy luận nhiều bước vì loại vật chất này không tương tác với mắt tai mũi lưỡi thân mà tương tác với các sắc pháp khác như tivi, điện thoại rồi vật thể trung gian đó mới tương tác với mắt tai. Thông qua nhãn thức thấy cảm giác hình ảnh qua màn hình, nhĩ thức nghe cảm giác âm thanh qua điện thoại, ý thức khẳng định có sóng điện từ nhưng không thể biết được sóng điện từ có hình dáng, màu sắc, mùi vị, cứng mền, nặng nhẹ như thế nào. Thông qua tâm biết trực tiếp nhận biết Cảm giác hình ảnh, Cảm giác âm thanh, Cảm giác mùi, Cảm giác vị, Cảm giác xúc chạm, Tâm biết ý thức do tư duy suy luận hợp lý khẳng định CÓ THẾ GIỚI VẬT CHẤT gồm 5 đối tượng là Sắc Thanh Hương Vị Xúc nhưng hoàn toàn không thể biết có hay không có hình dáng, màu sắc, mùi, vị, cứng mền, nặng nhẹ, nóng lạnh … của thế giới vật chất.
Do quan sát với tâm biết trực tiếp và suy luận hợp lý, Tâm biết gián tiếp Ý thức có thể biết đúng sự thật về quy luật Nhân Quả hay Lý Duyên Khởi Tất cả các sự vật hiện tượng vật chất và tinh thần(theo thuật ngữ Phật học là SẮC và DANH) đều phát sinh theo quy luật, “HAI NHÂN TƯƠNG TÁC VỚI NHAU RỒI CÙNG DIỆT VÀ PHÁT SINH CÁC QUẢ”. Thông qua hình ảnh mà Nhãn thức thấy, Ý thức do tư duy, suy luận hợp lý mà biết một gói thuốc nhuộm đỏ tiếp xúc với một chậu nước trong thì cả hai cùng diệt và phát sinh chậu thuốc nhuộm đỏ, trống và dùi tương tác với nhau thì trống cũ và dùi cũ diệt phát sinh tiếng trống cùng trống mới dùi mới, Căn Trần tiếp xúc nhau rồi Căn Trần đó diệt phát sinh Cảm giác và tâm biết trực tiếp cùng Căn Trần mới, hay bao thóc tiếp xúc với ruộng được cày bừa kỹ thì phát sinh ruộng mạ, tiếp đến ruộng mạ tiếp xúc với môi trường (nước, ánh sáng, không khí…) phát sinh ruộng lúa chín vàng, tiếp đến ruộng lúa chín vàng tiếp xúc máy gặt phát sinh bao thóc, bao thóc tiếp xúc máy xay phát sinh bao gạo, bao gạo tiếp xúc với (nồi nước lửa) phát sinh cơm, cơm tiếp xúc răng lưỡi … và quá trình nhân quả cứ tiếp tục diễn tiếnvô cùng vô tận như vậy theo quy luật Nhân diệt Quả sanh. Nếu bao thóc tiếp xúc với đàn vịt, hay với đống lửa, hay với đường nhựa … thì các lộ trình nhân quả nối tiếp nhau sẽ xẩy ra khác nhau theo quy luật hai nhân tương tác với nhau cùng diệt và phát sinh quả hay nhân diệt quả sinh. Với sự quan sát thực tại bởi tâm biết trực tiếp và tư duy suy luận hợp lý thì tâm biết gián tiếp Ý thức sẽ hiểu biết đúng sự thật về quy luật nhân quả, do vậy sẽ có hiểu biết đúng như thật là tất cả các sự vật, hiện tượng thuộc tinh thần và vật chất, tức Danh và Sắc đều đang sinh lên rồi diệt đi, nên nó Vô thường, nghĩa là không thường hằng, không thường trú đâu cả. Quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng chỉ là tương tác với nhau rồi cùng diệt theo quy luật nhân diệt quả sanh nên không có quan hệ chủ nhân, chủ sở hữu, không có quan hệ lệ thuộc nhau, không phải nương nhau cùng tồn tại, nên các pháp có tính chất là Vô chủ, Vô sở hữu. Điều này đồng nghĩa không có một cái Ta, một Bản ngã hay bất kỳ một thực thể nào là chủ nhân, chủ sở hữu các pháp, nghĩa là các pháp Vô ngã. Tất cả các pháp Danh và Sắc đều sinh diệt vô thường, vô chủ vô sở hữu (vô ngã). Điều quan trọng là thấy biết như thật sự tương tác của hai nhân mới phát sinh quả, không bao giờ một nhân (hay nhân chính) biến đổi thành quả như hiểu lầm của nhân loại, của khoa học. Tương tác hay còn gọi là Duyên Xúc đã nêu rõ phải có hai nhân mới tương tác, mới tiếp xúc chứ một nhân thì không thể có tương tác, không thể có tiếp xúc được. Tương tác giữa hai nhân có thể là tương tác vật lý, tương tác hoá học, tương tác sinh học. Quán sát và tư duy sự tương tác giữa hai vật thể thì sẽ đưa đến kết quả đúng vì lúc đó không lệ thuộc vào quan điểm. Ví như trước khi Ga li lê phát hiện quả đất quay quanh mặt trời thì lúc đó người ta quan niệm mặt trời, mặt trăng quay quanh quả đất nhưng tuy là quan niệm sai như vậy nhưng từ thời thượng cổ người ta đã tìm ra quy luật xác định chính xác các thời điểm xẩy ra nhật thực, nguyệt thực. Vì sao vậy ? Vì khi đó họ chỉ quan sát và tư duy trên sự tương tác giữa mặt trời và quả đất, mặt trời và mặt trăng, mặt trăng và quả đất, lúc đó không hề sử dụng quan điểm cái nào quay quanh cái nào. Vì quan niệm một nhân sinh quả nên nhân trong quả, quả trong nhân, vật lý học gán cho vật chất có khối lượng và năng lượng. Họ dùng cái cân cân vật đó lên rồi qua công thức lực hấp dẫn họ xác định vật đó có khối lượng 1 kg và khối lượng 1 kg là thuộc tính của vật đó, sẵn có, luôn luôn có, thường hằng, thường trú nơi vật đó. Nhưng nếu họ đưa vật đó và cái cân đó lên tàu vũ trụ với cách tính toán và suy luận như vậy thì khối lượng vật đó bằng 0 kg, tại mặt trăng thì sẽ bằng 0,6 kg chẳng hạn … Vậy thì khối lượng không phải là tuyệt đối mà nó cũng tương đối, nó cũng co giãn như không gian và thời gian chăng ? Không phải vậy mà khái niệm khối lượng được suy ra từ lực hấp dẫn và nó là biểu hiệnKẾT QUẢ tương tác giữa hai vật thể chứ không phải tính chất của vật thể đó. Khi quan sát và tư duy trên sự tương tác giữa hai vật thể người ta tìm được công thức lực hấp dẫn trong nó biểu hiện rõ có hai vật thể tham gia vào công thức, điều đó thể hiện sự tương tác. Vì vậy, kết quả đúng còn quan điểm sử dụng kết quả đó là sai. Cũng y như vậy, năng lượng không phải là thuộc tính của vật chất, không sẵn có, không thường xuyên có, không thường hằng, không thường trú trong vật chất, nó là kết quả phát sinh khi có tương tác giữa hai vật thể (lữa không sẵn có trong cành cây mà nó phát sinh khi hai cành cây cọ xát với nhau). Vì vậy, khoa học khôngthể tìm thấy cái phần vật chất căn bản vi tế gọi là sự sống nằm trong phần sâu kín nào đó của tế bào sống vì sự sống, sức khỏe đều do tương tác mà phát sinh, nó không thường hằng, không thường trú ở đâu cả, nó sinh diệt nhanh chóng, hình dung như từng “xung” một nối tiếp nhau thành một chuỗi nhưng gián đoạn chứ không phải liên tục giống như vật lý học phát hiện ra bức xạ nhiệt là gián đoạn chứ không liên tục mà từ đó vật lý lượng tử ra đời. Mọi sự vật và hiện tượng khác cũng đều như vậy.
Con người không thể thấy, nghe, cảm nhận trực tiếp vật chất mà chỉ có thể biết vật chất qua “suy đoán” từ kết quả phát sinh do sự tương tác trực tiếp hay gián tiếp của vật chất lên 5 giác quan mắt tai mũi lưỡi thân của con người. Hai dạng của vật chất là dạng hạt và dạng sóng mà khoa học khẳng định có thật là do suy luận về kết quảtượng tác trực tiếp hoặc gián tiếp lên 5 giác quan, vậy liệu còn có dạng vật chất nào khác nữa không thì vật lý học không thể trả lời được. Có rất nhiều hiện tượng xẩy ra mà khoa học với quan niệm vật chất tồn tại dưới dạng hạt và dạng sóng không thể lý giải được phải chăng là hiện tượng phát sinh do những dạng vật chất kháctương tác với nhau, tương tác với vật chất dạng hạt, dạng sóng ? Khoa học thực nghiệm do quan sát và tư duy sự tương tác giữa hai nhân tố mà có thể mô tả kết quả sự tương tác bằng các công thức toán học tương đối chính xác do lúc đó thoát ra ngoài quan niệm một nhân sinh quả, nhân biến đổi thành quả, thoát ra khỏi các quan niệm của triết học. Nhưng những hiểu biết của khoa học thực nghiệm như vậy chỉ là một ít mảnh ghép rời rạc về thế giới vật chất chứ không bao giờ khoa học hiểu biết trọn vẹn, đầy đủ, đúng sự thật về thế giới vật chất.Chỉ có một điều chắc chắn là các sắc pháp đó đang liên tục tương tác với nhau từng đôi một nên đang sinh lên và diệt đi liên tục, không có một sắc pháp nào tồn tại bền vững, lâu dài kể cả vật chất dạng hạt và dạng sóng cũng do tương tác mà phát sinh, không có sẵn ở đâu cả. Vì thế không thể tưởng tượng ra một mô hình thế giới nào, một thế giới quan nào phù hợp với thế giới vật chất vì nó không tương hợp với tánh sanh diệt nhanh chóng của vật chất.
5 – Tương tác thông tin
Thông tin là một chuyên ngành khoa học mới ra đời nhưng đã có những thành tựu làm thay đổi thế giớivà nhận thức của con người. Trong chuyên ngành thông tin có nhiều bộ môn khác nhau như truyền dẫn thông tin, mã hoá, lưu giữ thông tin … nhưng đặc sắc nhất sẽ làm thay đổi nhận thức của nhân loại trong tương lai là chuyên nghành nghiên cứu quy luật tương tác thông tin. Thành quả lớn nhất của công nghệ thông tin là chế tạo được máy vi tính do “bắt chước” được hành vi Trí nhớ (Niệm) và hành vi Tư duy của con người. Đương nhiên máy tính còn có một bộ phận cực kỳ quan trọng là bộ nhớ hay ổ cứng lưu giữ các thông tin đã được cài đặt (phần mềm). Hành vi tìm kiếm “thông tin tương hợp” trong bộ nhớ với thông tin được tiếp nhận(chính là google) tương tự như Trí nhớ hay Niệm và hành vi phân tích, so sánh, tổng hợp, phán đoán, kết luận giữa hai lượng thông tin trên (một tiếp nhận từ ngoài và một là do công cụ tìm kiếm) là bắt chước hành vi Tư Duy của con người. Đối với con người, muốn cho tâm biết Ý thức khởi lên được thì phải có Niệm (Trí nhớ), phải có Tư duy và phải có “kho chứa thông tin” hay bộ nhớlưu giữ những thông tin về các tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm đã học hỏi trong quá khứ. Những thông tin được lưu giữ trong kho chứa này thuật ngữ Phật học gọi là Pháp trần, nó là Danh pháp chứ không phải là Sắc pháp. Nhưng kho chứa tâm thức này đặt ở đâu trong con người ? Những thông tin này không thể lưu giữ trong các lộ trình tâm bởi các lộ trình tâm đang sinh diệt, vậy thì chỉ có thể được lưu giữ nơi thân thể. Và nơi duy nhất trong thân thể có thể lưu giữ thông tin là cấu trúc ADN của nhân tế bào. Khoa học đã giải mã được các thông tin di truyền trong 5% lượng gel của ADN còn 95% lượng gel chứa cái gì thì khoa học đang bó tay và đó là khoảng trống mà khoa học nghi vấn. Chính 95% lượng gel trong ADN mà khoa học nghi vấn đang lưu giữ lượng thông tin pháp trần, là bộ nhớ của tâm thức. Chứng cớ của sự thật này là việc thay tim ghép tạng của nghành y khoa. Nghành y khoa đã chứng kiến sự thay đổi thói quen, thay đổi tính cách của người nhận tạng theo thói quen, tính cách của người cho tạng. Ví như, trước đây Jaime Sherman chẳng bao giờ nghĩ có lúc mình sẽ chơi thể thao hoặc ăn món ăn Mêxico nhưng sau ca ghép tim, mọi chuyện đã khác hẳn. Cô tham gia đội bóng chày, tập bơi và không bỏ sót một trận bóng nào trên truyền hình. Cô mê mẩn trước những món cay xé lưỡi của đất nước Trung Mỹ. Ngạc nhiên vì sự thay đổi của mình, cô tìm hiểu và được biết, tất cả những thói quen đó là của người đã tặng cho cô trái tim. Anh ấy là một vận động viên nghiệp dư một trường đại học bang Kansas, Mỹ. Một người đàn ông 47 tuổi sau khi ghép tim, đột nhiên say mê các giải điệu cổ điển, đặc biệt là các bản nhạc viết cho đàn violon, mặc dù từ nhỏ ông là người mù về âm nhạc. Thì ra trái tim mới của ông trước đây thuộc về một thiếu nữ yêu âm nhạc cổ điển và chơi đàn violon. Một người khác, sau khi ghép tim của một cô gái mắc bệnh biếng ăn, bỗng xuất hiện các triệu chứng khó chịu, buồn nôn khi ngửi thấy mùi xào nấu. Một doanh nhân 58 tuổi ở bang Arizona Mỹ, vốn là người say mê công việc và gần như suốt đời mối bận tâm duy nhất là tiền bạc, sau khi ghép tim của một nhà hoạt động xã hội đã từ bỏ kinh doanh và dành phần lớn thời gian để làm từ thiện, Một người đàn ông được thay tim từ một người đàn ông tự sát bằng cách bắn vào đầu đã tìm đến, yêu và chung sống hạnh phúc với vợ của người quá cố trong 12 năm liền nhưng rồi cũng tự sát bằng cách bắn vào đầu như người chồng trước …Các nhà khoa học tỏ ra bối rối trước hiện tượng này và đề ra nhiều cách giải thích trong đó có đề xuất khái niệm “trí nhớ tế bào” nhưng đều không có tính thuyết phục. Sự kiện này xác nhận thông tin trong bộ nhớ tâm thức từ tạng của người cho đã truyền sang bộ nhớ tâm thức của người nhận. Vì vậy, khẳng định lượng thông tin pháp trần được lưu giữ trong cấu trúc ADN của các tế bào. Ví như có một thanh niên được thay tim từ một người tai nạn giao thông và sau khi lành lặn thì có điều kỳ lạ xẩy ra. Hễ anh ta thấy cha mẹ anh em bạn bè của mình thì vẫn biết rõ và cư xử với họ theo tính cách trước đây nhưng hễ anh ta thấy cha mẹ anh em, bạn bè người đã chết (người cho tim) thì vẫn biết rõ và cư xử với tư cách và tính cách của người đã chết. Sự kiện này xẩy ra như sau Vì lượng thông tin pháp trần của người chết được lưu giữ nơi cấu trúc ADN của các tế bào, trong đó có tế bào tim nên khi thay tim thì lượng thông tin pháp trần của người chết sẽ được truyền dẫn vào cấu trúc ADN của người nhận tạng và trong bộ nhớ tâm thức của người nhận tạng sẽ có hai lượng thông tin pháp trần của người sống và người chết. Vì vậy khi mắt anh ta tiếp xúc với cha mẹ, anh em, bạn bè người sống phát sinh đồng thời Cảm giác hình ảnh và Nhãn thức. Lúc đó Nhãn thức chỉ ghi nhận đối tượng nhưng không biết đối tượng đó là cái gì, là ai. Tiếp đến Niệm khởi lên tìm kiếm thông tin tương hợp trong bộ nhớ và tìm dược thông tin tương hợp của người sống và tiếp đến là Tư duy sẽ phân tích so sánh hai lượng thông tin và kết luận phát sinh tâm biết Ý thức biết đó là cha mẹ, anh em, bạn bè mình và sẽ cư xử theo các thông tin của người sống. Tương tự khi mắt tiếp xúc với cha mẹ anh em bạn bè người chết thì Niệm sẽ tìm kiếm thông tin tương hợp và đó là thông tin pháp trần của người chết và Tư duy khởi lên đưa đến Ý thức biết đây là cha mẹ anh em bạn bè của mình và cư xử với tính cách của người chết. Vậy thì không phải có hai linh hồn, không phải có hai tâm thức độc lập với não bộ mà lộ trình tâm sử dụng hai loại thông tin trong bộ nhớ tâm thức nơi cấu trúc ADN của tế bào. Khoa học cũng có khái niệm thông tin tương tự nhưng cho rằng thông tin được chứa trong các nếp nhăn của não bộ và quan điểm đó không đúng sự thật vì ở đây thay tim chứ đâu có thay não.
Như vậy trong cấu trúc ADN của tế bào thân thể có hai lượng thông tin Thông tin đi truyền và Thông tin pháp trần (thông tin về tâm thức).
 Sự tương tác giữa 6 Căn và 6 Trần được xem là tương tác giữa hai loại vật chất là nói theo quan niệm bình thường của nhân loại, theo quan niệm nhị nguyên Tâm Vật tách biệt để có thể dễ lĩnh hội cho đa số nhưng nếu như quan sát sâu sắc hơn, vi tế hơn thì đó là TƯƠNG TÁC THÔNG TIN. Lấy ví dụ như một chiếc điện thoại Smatphol trong đó có rất nhiều phần mềm, nhiều loại thông tin được cài đặt như youtube, google, fb … và trong mạng intenet cũng có rất nhiều loại thông tin nhưng khi máy hoạt động ở chế độ nào thì thông tin của phần mềm đó chỉ tương tác được với một loại thông tin tương hợp chứa trong mạng intenet chứ không tương tác được với mọi thông tin trong mạng. Thông tin của phần mềm FB chỉ tương tác được với loại thông tin FB trên mạng chứ không thể tương tác được với thông tin google, youtube … cũng đang có trên mạng. Tương tự như vậy, tương tác giữa Mắt và Sắc trần là tương tác giữa lượng thông tin có trong luồng ánh sáng từ vật thể đó truyền đến mắt (ánh sáng đó mang thông tin của vật thể giống như sóng truyền hình mang thông tin) và lượng thông tin di truyền của tế bào thần kinh thị giác nằm trên võng mạc. Sự tương tác hai loại thông tin này là sự tương tác của hai Danh pháp làm phát sinh đồng thời Cảm giác hình ảnh và Nhãn thức cũng là hai Danh pháp chứ không phải là tương tác giữa hai loại vật chất, (Sắc pháp). Tương tác giữa Tai với Thanh trần, Mũi với Hương trần, Lưỡi với Vị trần, Thân với Xúc trần, Ý với Pháp trần đều là tương tác giữa các thông tin từ các đối tượng vật chất đó với lượng thông tin di truyền của các tế bào thần kinh thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và tế bào thần kinh não bộ. Sự kiện này cũng xác nhận lượng tin di truyền của các tế bào thần kinh có phần giống nhau nhưng cũng có phần khác nhau nên thông tin di truyền nơi tế bào thị giác chỉ tương hợp với thông tin từ sắc trần, thông tin di truyền của tế bào thính giác chỉ tương hợp với thông tin từ thanh trần …
 Sự kiện này cũng xác nhận là các sự vật hiện tượng vật chất đều có chứa đựng thôngtin và như vậy không hề có vật chất thuần tuý như hiểu biết của nhân loại, của triết học từ trước tới nay. Trong vật chất có thông tin, có tinh thần chứ không có vật chất thuần tuý và khám phá vật chất là khám phá lượng thông tin chứa đựng trong đó. Trong mạng intenet có sóng điện từ là vật chất, là Sắc và có thông tin mà sóng đó mang tải là tinh thần, là Danh, một trang sách có giấy và mực là Sắc và thông tin chứa đựng trong đó là Danh, một thân cây được cắt ngang thì gỗ và các đường vân là Sắc nhưng các đường vân đó có chứa thông tin cho biết cây gỗ đó có bao nhiêu năm tuổi là Danh. Khi bàn chân tương tác với bàn đạp xe đạp thì sẽ phát sinh kết quả là chiếc dĩa quay, dĩa quay tương tác với dây xích phát sinh xích chạy, xích chạy tương tác với líp phát sinh bánh xe quay, bánh xe quay tương tác với mặt đường phát sinh xe đi chuyển. Đây là một lập trình đã được cài đặt khi chế tạo xe đạp và nó là lượng thông tin chứa đựng nơi chiếc xe đạp vật chất và không thể có một chiếc xe đạp vật chất thuần tuý mà trong nó có chứa đựng thông tin, chứa đựng tinh thần.
Phạm trù tâm gồm các Cảm thọ (nhóm Thọ), các loại tâm biết trực tiếp Tưởng (nhóm Tưởng), các tâm hành như niệm, tư duy, thích ghét, chú tâm, tác ý, khổ vui … (nhóm Hành) và tâm biết gián tiếp ý thức (nhóm Thức) mà thuật ngữ Phật giáo gọi là Thọ Tưởng Hành Thức cần phải bổ sung thêm một Danh pháp nữa là THÔNG TIN PHÁP TRẦN được lưu giữ trong các Sắc pháp, trong bộ nhớ của tâm thức. Thọ Tưởng Hành Thức đều do TƯƠNG TÁC THÔNG TIN mà phát sinh nên nó Vô Thường và Vô Ngã (Vô chủ vô sở hữu).
 Nhưng các loại tâm biết không phải là đặc quyền của con người và động vật nhờ có nơi lưu giữ thông tin trong ADN của vật chất hữu cơ sống mà nó có thể phát sinh do tương tác thông tin nơi vật chất vô cơ. Ngày nay công nghệ thông tin đã chế tạo ra máy bay không người lái, ô tô tự lái, vô vàn các loại rô bốt. Với sự phát triển mau lẹ của các thiết bị cảm ứng sinh học các rô bốt không còn giới hạn bắt chước con người chỉ với hai giác quan là mắt và tai mà nó sẽ xử lý điêu luyện các thông tin xúc chạm như con người. Với phần mềm tự học, nó có thể tự học để tự thu thập và cài đặt các tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm vào bộ nhớ như một đứa trẻ đang học hỏi trong quá trình lớn lên. Rõ ràng không thể nào phủ nhận các thiết bị là vật chất vô cơ đó vẫn thấy, nghe, cảm nhận, nhận thức và có lời nói hành động đối xử với đối tượng chẳng khác gì con người. Vậy thì cái gọi là tâm biết là do TƯƠNG TÁC THÔNG TIN mà phát sinh ra, không phải là của mắt tai mũi lưỡi thân ý, không phải là linh hồn do thượng đế thổi vào con người, không phải là tánh thấy, tánh nghe, tánh biết không sinh không diệt sẵn có nơi mỗi chúng sanh, vì thế không có một thực thể linh hồn, một tự ngã hay bản ngã nào là chủ nhân chủ sở hữu của tâm biết nghĩa là tâm biết vô ngã.
6 – Tương tác giữa Con người và Hoá sanh 
Con người tham ái sự sống, sự hiện hữu vì cho rằng sống là hạnh phúc, còn hiện hữu là còn hạnh phúc, chết là đau khổ, chết là mất tất cả. Tham ái sự sống, sự hiện hữu mà thuật ngữ Phật học gọi là Hữu ái được lưu giữ dưới dạng thông tin trong bộ nhớ tâm thức và khi có tình huống bên ngoài đe dọa sự sống thì Niệm (Trí nhớ) sẽ kích hoạt thông tin Hữu ái lên, đặc biệt là trong khi hấp hối, làm phát sinh sự sợ hãi, hoảng loạn với cái chết, phát sinh sự tha thiết sống, bám vúi sự sống, tìm kiếm sự sống. Khi tế bào não chết do Hữu ái như vậy mà có một sự đột biến và do sự đột biến trong các tế bào thần kinh não bộ mà phát sinh ra một loại vật chất rất vi tế mang lưỡng tính sóng hạt thoát ra khỏi não bộ, thoát ra khỏi cơ thể. Loại vật chất vi tế mang lưỡng tính sóng hạt này có khả năng mang tải lượng thông tin trong ADN của tế bào thần kinh não bộ gồm thông tin di truyền và thông tin pháp trần của người chết. Hình dung như khi viết một tin nhắn trên điện thoại và bấm Ok thì máy điện thoại sẽ phát ra sóng điện từ(vật chất) mang tải tin nhắn (thông tin) đến máy nhận. Cái phần thoát ra khỏi não bộ không phải là tâm thức mà gồm vật chất là Sắc và thông tin là Danh tức cả Danh và Sắc. Trong thực thể Danh và Sắc này có hai loại thông tin Thông tin di truyền của tế bào thần kinh não bộ và Thông tin pháp trần của người chết và do vậy sẽ có tương tác giữa hai loại thông tin đó nên phát sinh lộ trình tâm, trong đó tâm biết trực tiếp là Tưởng thức và tâm biết gián tiếp là Ý thức giống như lộ trình tâm thứ 6 (Ý tiếp xúc Pháp trần) của người sống. Đây gọi là Hoá sanh và nó chỉ có một lộ trình tâm duy nhất này chứ không phải 6 lộ trình tâm như con người có mắt tai mũi lưỡi thân ý, hình dung giống như một người đang trong giấc mộng, lúc đó 5 giác quan ngủ say còn thần kinh não bộ lơ mơ nên chỉ có một lộ trình tâm Ý tiếp xúc Pháp trần và mọi cảnh được thấy biết đều là “cảnh ảo”. Hoá sanh có thể tồn tại trong không gian này vài ba ngày, vài ba năm, vài trăm năm, vài ngàn năm … tuỳ theo nghiệp đã tạo tác trong đời trước đang được lưu giữ trong thông tin pháp trần. Tủy theo nghiệp đã tạo tác trong đời sống trước, lộ trình tâm sẽ phát sinh ra các cảnh ảo lành dữ, đáng sợ, khủng khiếp khác nhau nhưng hoá sanh lại cho đó là những cảnh thực của một thế giới khác (tâm linh) và sẽ chiêu cảm khổ vui theo các cảnh đó. Các tôn giáo y vào mô tả, y vào hiểu biết của hoá sanh mà chia ra cảnh giới địa ngục, thiên đường hay chư thiên, atula, ngạ quỷ …. Khi nào các thông tin nghiệp đã tạo tác đó tương tác cho đến cạn kiệt thì Hoá sanh sẽ tương tác được với một hợp thể trứng và tinh trùng tương hợp rồi cả hai cùng diệt và phát sinh một bào thai. Bào thai đó có Danh và Sắc, màSắc pháp là phần vật chất của trứng và tinh trùng còn Danh pháp gồm 4 loại thông tin, thông tin di truyền của bố, mẹ, người chết và thông tin pháp trần của người chết (vậy cái đi tái sinh là lượng thông tin di truyền và thông tin pháp trần của người chết).
Hoá sanh không những thấy biết các “cảnh ảo” do lộ trình tâm tương tự Ý tiếp xúc Pháp trần mà nó vẫn có thế thấy biết thực tại đang diễn ra qua tâm người khác. Vì loại vật chất của Hoá sanh có lưỡng tính sóng hạt nên Hoá sanh có thể xuyên qua tường vách, cây cối, thân thể con người và khi xuyên qua thân thể con người thì thông tin di truyền và thông tin pháp trần của Hoá sanh có thể tương tác với thông tin pháp trần của người đó làm phát sinh tâm biết Tưởng thức và Ý thức, thấy biết những gì mà người đó thấy biết thực tại đang diễn ra (tôn giáo gắn cho cái biết như vậy là tha tâm thông). Hiện tượng cận tử (mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tâm thức tồn tại độc lập với não bộ) chính là hoá sanh thấy xác mình, thấy các bác sĩ, y tá đang mổ xẻ xác mình thực chất là Hoá sanh thấy biết qua tâm các bác sĩ hoặc y tá thấy biết thực tại đang diễn ra. Nhưng tuy Hoá sanh thấy biết thực tại đang diễn ra nhưng qua kho chứa thông tin của con người và đó chỉ là cảnh ảo giống như thấy biết nơi màn ảnh vậy. Vô vàn Hoá sanh đang tồn tại với con người trong cùng một không gian này và vì vậy sẽ có sự tương tác giữa Con người và Hoá sanh với các mức độ khác nhau.
– Mức độ thứ nhất là Hoá sanh có khả năng đọc được các thông tin pháp trần trong bộ nhớ tâm thức của con người hoặc các hoá sanh khác giống như hacke có thể thâm nhập và lấy cắp thông tin trong các bộ nhớ của máy tính khác. Ví như trong một số trường hợp gọi hồn có một Hoá sanh trợ giúp đọc được các thông tin trong bộ nhớ của thân chủ đi gọi hồn (có trường hợp đọc được thông tin của hoá sanh người chết) cung cấp cho con đồng nói ra.
– Mức độ thứ hai là Hoá sanh và con người đó có thông tin tương hợp (có duyên với nhau) trong bộ nhớ nên Hoá sanh có thể đưa thông tin pháp trần của Hoá sanh vào kho chứa của người đó và khi lộ trình tâm của người đó khởi lên sẽ sử dụng những thông tin của Hoá sanh (giống như thay tim) nên tâm biết ý thức, thái độ, lời nói, hành động của người đó sẽ bị chi phối bởi Hoá sanh nhưng những người đó không hề biết là do hoá sanh tương tác. Đây là hiện tượng phổ biến sâu rộng trong đời sống nhân loại. Ví như một người mẹ chết đột ngột vì tai nạn giao thông có thể tương tác làm cho người con mơ thấy mẹ báo cho biết, người nọ người kia còn nợ bao nhiêu tiền và người con kiểm tra lại thì những người nợ tiền đều công nhận. Rất nhiều cô gái, nhiều thanh niên bị các hoá sanh theo đuổi nên tình duyên rất lận đận, họ có thể có tình cảm, yêu đương một người nào đó nhưng bị các hoá sanh tương tác nên có nhiều thời điểm, thậm chí là thời điểm sắp cưới họ hoặc người kia bị tương tác nên có lời nói hoặc hành động kỳ quặc khiến cuộc tình tan vở. Có người đàn ông 60 tuổi chết và hoá sanh đó quá thương người vợ già không ai chăm sóc đã tương tác được vào một thanh niên hai mươi tuổi và anh thanh niên yêu thương cụ bà hơn mình 40 tuổi và sống hạnh phúc như vợ chồng, có hoá sanh trong một lễ cầu siêu đã xin ông thầy làm lễ hằng thuận cho mình với người mà nó đang theo và kiếp trước là chồng nó. Hiện tượng ngoại cảm là các hoá sanh cung cấp thông tin mà nó thu thập được của người khác hoặc hoá sanh khác vào bộ nhớ của nhà ngoại cảm và nhà ngoại cảm “thấy biết”nhiều điều kỳ lạ là do hoá sanh cũng cấp. Chữa bệnh bằng thôi miên là người bệnh bị ám ảnh bởi một vấn đề gì đó mà họ không biết nên gây ra các chứng bệnh thuộc tâm thần và khi nhà thôi miên nhờ có hoá sanh tương tác nên đã tìm ra và kích hoạt thông tin về sự việc trong quá khứ được lưu giữ ở đáy sâu kho chứa (có thể thuộc về tiền kiếp nên bệnh nhân không nhớ được) và trong trạng thái thôi miên đó bệnh nhân thấy ra sự việc đã xẩy ra trong quá khứ và rồi tự mình hoặc nhờ tư vấn mà hoá giải được sự việc và khỏi bệnh . Có một số đại gia giàu có hoặc một số nhà chính trị rất thành công nhưng hiểu biết của họ không có gì xuất sắc là nhờ duyên với những hoá sanh đặc biệt có khả năng thu thập và cung cấp nhiều thông tin vào bộ nhớ của họ và vì thế, họ có được nhiều thông tin chính xác về vấn đề đó hơn hẳn người khác, nên họ xử lý vấn đề tốt hơn người khác (đây là yếu tố may mắn trong kinh doanh, trong chính trị). Có những phát minh khoa học xẩy ra rất kỳ dị là do những hoá sanh có loại kiến thức đó cung cấp thông tin vào kho chứa làm cho nhà khoa học thấy ra điều đó một cách không bình thường. Cách đây nhiều nghìn năm các miền đất, các châu lục rất cách biệt nên không thể trực tiếp học hỏi nhau nhưng tại sao nơi nào, ở đâu người ta cũng biết dệt vải, làm đồ gốm, luyện sắt đồng, các kiến trúc Ai cập 5000 năm trước vẫn có mặt tại Nam Mỹ… Phải chăng kiến thức đó có được ở các châu lục là nhờ tương tác của những hoá sanh có kiến thức ấy cung cấp ? Đặc biệt là hoá sanh của những người tu hành với nhiều trường phái tôn giáo có hiểu biết khác nhau, tu luyện khác nhau, đối với người thành tựu một lĩnh vực nào đó thì họ chấp cứng vào thành tựu đó nên hoá sanh của họ tồn tại rất lâu dài. Và các hoá sanh đó khi tương tác được với người tu hành hiện tại thì sẽ có thể làm cho người đó đạt được một số năng lực, ví dụ như định rất cao và an trú nhiều đêm ngày liền không ăn không uống. Có một số trường hợp người tu thiền đang ở trong trạng thái nửa ngủ nửa thức (trạng thái thôi miên) hoá sanh có duyên nghiệp với người đó sẽ cài đặt thông tin mà hoá sanh đã tu luyện và chấp thủ là chân lý, là tối cao, là giác ngộ. Trong trạng thái thôi miên như vậy người đó nghĩ rằng mình đã đạt được những điều kỳ diệu, cao cả, đã giác ngộ, đã hoà nhập với thượng đế, với bản thể giống như người bình thường mơ một giác mơ đẹp, rất sung sướng khi thấy mình viết được một cuốn sách, hay sáng tác được một bản nhạc mà cả thế giới phải khâm phục. Nhưng khác với người nằm mơ khi tỉnh dậy biết mình mơ thì mọi thông tin đó được xoá liền khỏi bộ nhớ nhưng người tu trong trạng thái thôi miên như vậy khi tỉnh hẳn vẫn tin là mình đạt được điều đó và do vậy các thông tin đó được cài đặt vĩnh viển vào bộ nhớ và người đó tuyên bố mình đã chứng nọ chứng kia. Những điều người đó nói ra sau đó là tổng hợp giữa kiến thức người đó và kiến thức hoá sanh đã cài đặt mang nặng các tà kiến, chấp thủ, mù quáng, khen mình chê người. Nhiều người khi nghe họ tuyên bố, giảng dạy do lượng thông tin trong kho chứa có sự tương hợp nên xẩy ra tương tác và họ cảm nhận được phần nào trạng thái mà ông ta đã cảm nhận trong trạng thái thôi miên và do vậy họ tin tưởng một cách cực đoan, mù quáng vào ông ta. Mức độ lan rộng của thông tin hoá sanh cài đặt như thế nào đến các đệ tử của ông ta thì phụ thuộc năng lực của hoá sanh và số người có duyên nghiệp với thông tin đó. Đây là cách thức xuất hiện các tôn giáo và đặc biệt ngày nay đây là phương cách nở rộ các giáo phái, các loại tà đạo cực đoan, mù quáng.
 – Mức độ thứ ba không phổ biến, rất ít xẩy ra, đó là những hoá sanh mà kiếp trước tu luyện về khí công, tu tiên, tu luyện để được trường sinh bất lão, những thầy thuốc có những thành tựu lớn trong việc chữa bệnh (như bấm huyệt châm cứu chẳng hạn) thì các hoá sanh đó có thể tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp qua một người, vào cấu trúc ADN của người bệnh và chữa được một số bệnh nào đó. Có những hoá sanh thông qua người trung gian có thể cài đặt lập trình lời nói của hoá sanh vào bệnh nhân câm điếc bẩm sinh và bệnh nhân có thể nói ngay được một vài câu mà người đó hướng dẫn. Đương nhiên đối với người câm điếc bẩm sinh chưa bao giờ có lập trình lời nói nên không thể nào tự nói được cho dù chữa chạy như thế nào vì lập trình này chỉ được cài đặt vào các ADN của các cơ quan phát âm vùng cỗ họng, răng lưỡi trong quá trình tập nói lúc nhỏ. Có những hoá sanh đặc biệt là có thể tương tác vào cấu trúc ADN của một người chết và giữ cho xác chết đó không phân hủy trong một thời gian dài, đương nhiên giữa hoá sanh và người này có những nhân duyên đặc biệt…
– Mức độ thứ tư là những tương tác nguy hiểm Điều này cũng tương đối phổ biến, đó là hoá sanh có nhân duyên với người đó nên tương tác với người đó và kết quả làm cho người đó nói lên hay hành động theo ý muốn của hoá sanh. Điều này tương tự như hacke có thể thâm nhập máy tính không những đánh cắp thông tin mà còn có thể điều khiển máy tính đó hoạt động theo ý muốn của mình. Đó là hiện tượng mà nhân gian gọi là vong nhập, đồng nhập, ma nhập … và thường là hoá sanh kể lễ về những đau khổ, day dứt, mong muốn, dục vọng của mình, kể lại các cảnh giới mà hoá sanh trải qua theo hiểu biết tà kiến đã tiếp thu khi còn kiếp người. Tương tác này cũng có các mức độ khác nhau, có người tuy vẫn bị hoá sanh “điều khiển” nhưng vẫn còn cái biết của mình nhưng không thể nào cưỡng lại, có mức độ người đó hoàn toàn không biết gì nữa, hoàn toàn bị hoá sanh điều khiển. Đương nhiên cũng giống như con người, là đời sống nối tiếp của con người nên cũng có hoá sanh hiền lành, yếu đuối, có những hoá sanh mạnh mẽ, cang cường ưng bướng, độc ác nên sự việc xẩy ra có lành có dữ, cũng có vô hại. Mức độ cao nhất là người đó không biết gì nữa, bị hoá sanh điều khiển hoàn toàn đến mức các tế bào thân kinh xúc giác trên toàn thân tê liệt hoàn toàn, không còn cảm giác trên thân, không còn cảm nhận đau đớn, cứng mền, nặng nhẹ, nóng lạnh … nên lúc đó có một sức mạnh phi thường. Người đó có thể xuyên các vật nhọn qua miệng, qua má, qua một số bộ phận trên thân thể mà không đau đớn, bước trên thân đỏ, mang các vật nặng mà bình thường có thể đè chết người, hay lấy kim nhọn xuyên qua da khi thôi miên … Có những hoá sanh độc ác hoặc vì những mối thù hận khủng khiếp để trả thù mà có thể tương tác vào ADN làm cắt đứt vận hành lập trình tuổi thọ và gây ra cái chết mà khi khám lâm sàng y khoa không thể nào lý giải được nguyên nhân cái chết.
7- Đức Phật và Khoa học Khoa học
Các Tôn giáo và Đức Phật đều có cùng một mục đích, một mong muốn duy nhất là CHẤM DỨT KHỔ. Nhưng vì Khoa học (và các Tôn giáo) với tâm biết theo nguyên lý TÂM BIẾT CẢNH nên đã MẶC ĐỊNH thực tại là thế giới vật chất ngoại cảnh nên sống bị chi phối bởi hiểu biết về Khổ, Nguyên nhân Khổ, Chấm dứt Khổ và Con đường Chấm dứt Khổ thuộc về thế giới ngoại cảnh. Cụ thể Khổ, Nguyên Nhân Khổ, Chấm dứt Khổ phụ thuộc vào thế giới, phụ thuộc vào hoàn cảnh sống và đương nhiên Con đường Chấm dứt Khổ là thay đổi thế giới, thay đổi hoàn cảnh sống. Chính vì hiểu biết đó mà Khoa học nỗ lực khám phá thế giới vật chất ngoại cảnh để thay đổi thế giới, thay đổi hoàn cảnh sống, để con người hết Khổ. Ngược lại Đức Phật nhờ quan sát và tư duy sự tương tác giữa 6 căn và 6 trần mà giác ngộ ra thực tại là Cảm thọ, là Tâm chứ không phải Cảnh, theo nguyên lý TÂM BIẾT TÂM chứ không phải TÂM BIẾT CẢNH, như hiểu biết của nhân loại và do vậy Ngài đã giác ngộ về Tâm chứ không phải giác ngộ về Thế Giới, về Vũ Trụ. Ngài giác ngộ Tứ Thánh Đế là giác ngộ Sự thật Khổ, Sự thật Nguyên nhân Khổ, Sự thật Chấm dứt Khổ, Sự thật Con đường Chấm dứt Khổ thuộc về Tâm chứ không phải thuộc về Thế Giới, nên Con đường Chấm dứt Khổ là thay đổi Tâm chứ không phải thay đổi Thế giới như hiểu biết của Khoa học. Chính vì vậy, Giáo Pháp mà Đức Phật chứng ngộ và thuyết giảng là KHÁM PHÁ TÂM, THAY ĐỔI TÂM chứ không phải KHÁM PHÁ THẾ GIỚI, THAY ĐỔI THẾ GIỚI như Khoa học. Đối với một người đã giác ngộ, sau khi hiểu đúng và thực hành đúng Giáo Pháp mà Đức Thế Tôn đã khéo giảng, đã chấm dứt khổ, đã đoạn tận khổ thì mọi việc cần làm đã làm xong, không có gì phải làm nữa, có chăng là việc chia sẽ điều mình đã chứng ngộ với những người có duyên, nhưng đấy không phải là công việc bắt buộc phải làm. Đối với vị đó Thế giới vũ trụ có vuông hay tròn, dài hay ngắn, vô thường hay thường, hữu biên hay vô biên, nguồn gốc con người và thế giới là từ đâu mà có … không còn làm vị đó quan tâm tìm hiểu nữa.
Vì vậy, Đức Phật và Khoa học không thể đồng hành, không cùng một hướng đi. Các tông phái Phật giáo phát triển về sau không thể hiểu được sự giác ngộ của Đức Phật là giác ngộ về Tâm chứ không phải giác ngộ về Thế giới, mà họ sử dụng hiểu biết của mình theo nguyên lý Tâm biết Cảnh nên gán cho Đức Phật giác ngộ về Thế giới về Vũ trụ và các chú giải, luận giải, các bản kinh họ nói ra theo tư tưởng đó nhưng họ lại gán cho Đức Phật nói, chủ yếu bàn về Vũ trụ, về Vũ trụ tương đối hay tuyệt đối. Nhiều người, thậm chí là đa số phật tử không hiểu được sự giác ngộ về Tâm của Đức Phật nên ngộ nhận là những thành tựu của Khoa học ngày càng chứng minh cho sự giác ngộvề thế giới, biết về thế giới “trước cả” khoa học của Đức Phật. Chính vì những ngộ nhận và những kinh, luận của các tông phái như vậy mà thậm chí Anh -xtanh cũng ngộ nhận, tôn giáo của tương lai phải là Phật giáo vì nó đáp ứng được các tiêu chí của Khoa học.

Trả lời