Quán sát và tuệ tri các tầng định

Khi thực hành Niệm thân, hay nhớ đến tích cực chú tâm thấy rõ cảm giác toàn thân thì kinh nghiệm được có sự chú tâm liên tục từ đối tượng này sang đối tượng khác. Sự chú tâm đó làm phát sinh chánh định với 4 mức độ: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền.

  1. TUỆ TRI SƠ THIỀN”Ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh với chú tâm có tầm có tứ.”

    ▪Thực hành chú tâm ghi nhận liên tục cảm giác toàn thân theo nhịp thở.

    ▪Cứ hết nhịp thở, hết cảm giác thở ra thì hướng chú tâm đến nơi răng lưỡi và duy trì chú tâm nơi răng lưỡi → kinh nghiệm được nếu đạt nhất tâm thì có sự chú tâm liên tục tự động theo vòng VÔ – RA – RĂNG. Trong đó: chú tâm cảm giác thở vô, thở ra là chú tâm không tầm không tứ, còn chú tâm nơi răng là chú tâm có tầm có tứ.

    ▪Khi hết cảm giác thở ra, có thể hướng chú tâm đến đối tượng âm thanh, hình ảnh (khi mở mắt) hoặc cảm giác pháp trần (khi nhắm mắt). Lúc đó kinh nghiệm được vẫn có chú tâm không tầm không tứ đối với cảm giác thở vô, thở ra đan xen với chú tâm có tầm có tứ các đối tượng hình ảnh, âm thanh hoặc pháp trần đó.

    → lúc đó là đạt đến Sơ thiền.

    ▪Trong sơ thiền, hành giả cảm nhận được tâm trạng vui nhè nhẹ (hỷ) và cảm giác thoải mái trên thân (lạc).

  2. TUỆ TRI NHỊ THIỀN

”Diệt tầm diệt tứ, chứng và trú nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh với chú tâm không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.”

▪Thực hành và an trú Sơ thiền.

▪Tiếp đến cứ hết cảm giác thở ra thì không hướng đến răng hay bất kỳ đối tượng nào nữa, chú tâm xảy ra ở đâu thì cứ để tự nhiên như nhiên. Có thể nhắc thầm ”CHÚ TÂM, CHÚ TÂM” → kinh nghiệm được chú tâm xảy ra hoàn toàn tự động từ đối tượng này sang đối tượng khác. Không còn hướng đến đối tượng nào, không duy trì chú tâm trên đối tượng nào, tức không còn chú tâm có tầm có tứ mà chỉ còn duy nhất chú tâm không tầm không tứ.

→  lúc đó là chuyển từ Sơ thiền sang Nhị thiền.

▪Tiếp đến chuyển qua quán sát cái vui, thoải mái. Cũng quán sát theo nhịp thở: hết cảm giác thở ra thì khởi lên ”VUI” để quán sát cảm giác vui. Tiếp đến khởi lên ”THOẢI MÁI” để quán sát, cảm nhận được sự thoải mái trên thân.

▪Khi quán sát và an trú cái vui, thoải mái đó thì tuệ tri: đây là nhị thiền, với chú tâm không tầm không tứ triệt để và có hỷ, có lạc.

3. TUỆ TRI TAM THIỀN

”Ly hỷ trú xả, thân cảm lạc thọ mà bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú tam thiền.”

▪Khi đã an trú Nhị thiền thì tiếp đến có thể khởi lên quán sát tâm trạng bình thản, không vui không buồn.

▪Lúc đó: cứ hết cảm giác thở ra thì khởi lên ”BÌNH THẢN, KHÔNG VUI KHÔNG BUỒN”, dần dà hành giả kinh nghiệm được: chú tâm không tầm không tứ liên tục, tâm bình thản không vui không buồn, nhưng vẫn có cảm giác thoải mái.

đó là tuệ tri Tam thiền.

▪Ở Nhị thiền, kinh nghiệm cảm giác thở vô, thở ra thường là sự phồng xẹp nơi ngực, nơi bụng; các cảm giác trên thân vẫn tương đối mạnh, thô.

▪Khi lên Tam thiền, chú tâm vẫn xảy ra theo nhịp 3: Vô – Ra – Chú tâm nhưng nhịp thở chuyển lên trên mũi, các cảm giác trên thân trở nên nhẹ đi, vi tế hơn. Lúc đó xuất hiện thêm nhiều cảm giác pháp trần (có thể là màu xám xám, nâu nâu hoặc cảnh pháp trần nào đó).

4. TUỆ TRI TỨ THIỀN

Xả lạc xả khổ, diệt trừ hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú tứ thiền, tâm thanh tịnh nhờ xả.

▪Khi đang an trú Tam thiền thì có thể khởi lên ”Vắng lặng, không khổ không vui”. Dần dà sẽ kinh nghiệm được cảm giác trên thân trở nên rất vi tế, gần như không có nữa. Cảm giác thở vô, thở ra cũng dần dần nhẹ đi. Vẫn có chú tâm theo nhịp Vô – Ra – Chú tâm nhưng rất nhẹ, vi tế dần và gần như hòa làm một, không còn ngăn cách. Đến một lúc gần như là không còn cảm nhận được nhịp thở nữa.

▪Lúc đó kinh nghiệm được sự vắng lặng hoàn toàn: vắng lặng các cảm giác trên thân, vắng lặng các tư tưởng, không khổ không lạc.

→ đó là an trú Tứ thiền.

 

 

Trả lời