Sự khác nhau giữa thiền Tứ niệm xứ và thiền Vipassana

Tứ niệm xứ và thiền Vipassana

Câu hỏi: Thiền Tứ niệm xứ khác thiền Vipasssana ở chỗ nào?

Thiền sư Nguyên Tuệ trả lời:

Khái niệm Vipassana không có trong kinh điển, khái niệm này xuất hiện sau này trong trong các chú giải của các tông phái phật giáo.

Và cái hiểu về Thiền Vipassana cũng rất mơ hồ trừu tượng và mâu thuẫn.

Thiền là ám chỉ trạng thái chánh định là sơ thiền nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.

Còn nói Tứ niệm xứ là nói tổng quát của bát chánh đạo, còn vipassana nói về 2 cái thiền chỉ và thiền quán,  nhưng có mâu thuẫn như này, trong thiền chỉ chủ trương buộc tâm vào một đối tượng để tâm không phóng dật, chỉ nhất tâm trên một đối tượng đó, và vì vậy khi mà gọi là thiền quán vipassana để nội dung biết đối tượng đó vô thường, biết đối tượng đó là khổ, biết đối tượng đó là vô ngã, như vậy các đối tượng đó xuất hiện, các đối tượng khác xuất hiện, nhưng buộc tâm vào 1 đối tượng thì không thể nào quán được.

Vì vậy có sự mâu thuẫn trong cách tu này là đã thiền định thì không thể thiền quán được, mà thiền quán thì không thể thiền định được, cho nên rất nhiều người chủ trương bỏ thiền định đi chỉ cần thiền quán thôi, như vậy nó khác với phương pháp của bát chánh đạo là định và tuệ là song hành, phải có định mới quán được, mới có tuệ chứ không thể nào không có định mà có tuệ được.

Vì vậy vipassana chủ trương không cần định mà vẫn có tuệ điều này không đúng với bát chánh đạo. Và Vipassana cho dù ai hướng dẫn tu tập họ không liên quan gì đến bát chánh đạo cả họ chỉ nói vipassana thôi chứ trong vipassana cái nào là chánh niệm, cái nào là chánh tinh tấn, cái nào là chánh định cái nào là chánh tư duy, cái nào là chánh tri kiến cái nào là chánh ngữ chánh nghiệp, chánh mạng thì hoàn toàn không tồn tại trong vipassana, theo cách hiểu của họ cho nên Vipassana nó khác hoàn toàn với tứ niệm xứ.

Tại sao Thiền tứ niệm xứ Sư giảng lại khác với Vipassana?

Câu hỏi của thiền sinh Lê Văn Khoa: Thưa Sư cho con hỏi, cùng phương pháp thiền Vipassana, thiền Tứ Niệm Xứ tại sao con thấy phương pháp của Thiền sư Goenka khác và có nhiều chỗ đối nghịch với phương pháp của Sư. Chẳng hạn, thứ nhất Sư hướng dẫn nghiến chặt răng lưỡi trong lúc của thiền sư Goenka là thả lỏng cơ mặt, không nghiến răng lưỡi, chỉ quan sát hơi thở ở mũi, trên môi, không quan sát răng lưỡi. Thứ hai, Sư hướng dẫn ngồi lắc qua lắc lại trong khi Thiền sư Goenka thì hướng dẫn ngồi bất động. Ngoài ra, của Thiền sư Goenka là ngồi trên gối cao còn của Sư là ngồi trên tấm đệm mỏng. Con mong Sư trả lời giúp con, con chân thành cảm ơn!

Sư Nguyên Tuệ trả lời:

Cái này là hoàn toàn khác nhau, quý vị có thể tham khảo ngoài phương pháp của Goenka còn có nhiều phương pháp nữa nhưng phương pháp tôi hướng dẫn ở đây là hoàn toàn khác, quí nói điểm mấu chốt là tất cả các phương pháp nói là chú tâm vào hơi thở vô hơi thở ra, chú tâm vào hơi thở ở mũi.

Còn phương pháp sư giảng là chú tâm vào cảm giác hơi thở vô, cảm giác hơi thở ra, quí vị nghe giảng từ đầu thì biết “thực tại này là cảm giác”, những gì được thấy, nghe, được cảm nhận đều là cảm giác và chú tâm là chú tâm vào cảm giác, chứ không phải là chú tâm vào thế giới vật chất là cái hơi thở vô hơi thở ra, tất cả là đều ở trên nền tảng tâm biết cảnh,

Quí vị đã nghe bài sự giác ngộ của Đức Phật là Ngài giác ngộ Thực tại này là CẢM THỌ, bây giờ quí vị quan sát sự thật quí vị chú tâm vào cảm giác thở vô, cảm giác thở ra nó rất dễ dàng, còn tìm đâu ra hơi thở để quí vị chú tâm vào đó, hơi thở là vật chất không có cái tâm nào biết vật chất là hơi thở vô hởi thở ra cả, mà chỉ là cái tâm biết ý thức suy luận qua cảm giác thở vô thở ra mới biết có hơi thở vô hơi thở ra, chứ còn cái biết trực tiếp đâu có ghi nhận được cho nên quí vị thấy rằng là bây giờ nói quí vị chú tâm vào cảm giác hơi thở vô hơi thở ra quí vị quay lại xem có làm được không, nó rất là dễ dàng, cảm giác thở vô thở ra xuất hiện ở đâu thì thân thức nó xuất hiện ở đó, chú tâm ở đó còn hơi thở vô hơi thở ra thì làm gì mà thấy được nó mà chú tâm vào.

Vì vậy quí vị thấy là nó khác nhau hoàn toàn, nên quí vị đang thực hành cái khác quí vị nên tạm bỏ qua một đêm, rồi quí vị nghe cho kỹ và thực hành đúng cách này rồi sau khi thực hành cho đúng rồi lúc đó quí vị mới có kinh nghiệm để quí vị phân biệt được phương pháp này kết quả đưa đến như thế nào, cái phương pháp kia đưa đến kết quả như thế nào lúc đó quí vị có quyền lựa chọn, quí vị không bỏ phương pháp kia, tạm thời bỏ qua một bên mà quí vị thực hành cả hai cái lẫn lộn thì chắc chắn không ra cái gì cả.

Do vậy hãy tạm bỏ qua phương pháp khác và thực hành phương pháp này cho đúng lúc đó quí vị mới kinh nghiệm được kết quả này và lúc đó quí vị mới so sánh được cái nào đưa đến kết quả tốt hơn, cái nào không đưa đến kết quả tốt.

Nguồn:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *