Cái gì đi tái sanh ? Cái gì từ người chết di chuyển nhập vào bào thai ? Đây là câu hỏi chưa có câu trả lời minh bạch. Từ xưa đến nay, trong các tôn giáo, kể cả trong các trường phái Phật giáo, câu trả lời cũng rất mơ hồ và trừu tượng. Trong các tôn giáo tin vào thuyết linh hồn thì họ cho là linh hồn đầu thai, nhưng linh hồn là cái gì, vì lý do gì mà nó lại di chuyển từ thân xác này sang thân xác khác, thì các tôn giáo cũng không có câu trả lời thuyết phục. Trong Phật giáo có quan điểm cho rằng Tâm thức đi đầu thai, tâm thức bị “giam giữ” trong thân xác này, khi thân xác này huỷ hoại nó thoát ra và nhập vào một thân xác khác. Chủ trương này không khác chủ trương trên, chỉ có khác nhau từ Linh hồn với từ Tâm thức, đều là Thường kiến và Ngã kiến. Nhiều trường phái cho rằng Nghiệp đi tái sinh, mà Nghiệp được định nghĩa là các “Thân hành, Khẩu hành, Ý hành có tác ý”. Và như vậy Nghiệp đi tái sinh, nghĩa là các “Thân hành, Khẩu hành, Ý hành có tác ý” đi tái sinh cũng là một điều mơ hồ trừu tượng, khó lý giải rõ ràng.
Để có thể có được hiểu biết rõ ràng, minh bạch về vấn đề này hãy quan sát sự việc từ đơn giản đến phức tạp. Trước tiên hãy quan sát cái gì được trao truyền từ cây bưởi mẹ đến cây bưởi con của thế hệ sau. Nếu cây bưởi mẹ, có hình dáng, lá cành, hoa quả, màu sắc của trái, màu sắc bên trong quả, mùi, vị của tép … như vậy, như vậy, thì nơi cây bưởi con nếu được gieo trồng với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng giống cây bưởi mẹ, thì cũng có mọi đặc tính tương tự. Những đặc tính của cây bưởi mẹ đã được trao truyền sang cây bưởi con. Sự trao truyền xẩy ra như thế nào? Các đặc tính trên của cây bưởi mẹ được lưu giữ trong cấu trúc ADN của tế bào rể thân cành lá hoa quả hạt, dưới dạng các thông tin đã được mã hoá. Đó được gọi là Thông tin Di truyền, đã được khoa học khám phá và chứng minh. Khi hạt bưởi được gieo xuống đất, xẩy ra sự tương tác của hai nhân là hạt bưởi và đất mà phát sinh sự nảy mầm. Nếu quan sát tỉ mỉ, vi tế hơn thì bên trong hạt bưởi xẩy ra rất nhiều quá trình nhân quả nối tiếp nhau, đó là sự tương tác của các loại thông tin di truyền với các loại thông tin từ môi trường, mà phát sinh quá trình nảy mầm. Quá trình nhân quả là tương tác của hai nhân bên trong và bên ngoài nối tiếp nhau làm phát sinh sự phát triển, ra hoa, kết quả của cây… Vậy thì sự trao truyền từ cây bưởi mẹ đến cây bưởi con là lượng thông tin di truyền được lưu giữ trong ADN của tế bào hạt bưởi.
Tương tự như vậy, với con người và các động vật, thực vật sự trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là trao truyền lượng “thông tin trong ADN” ,chỉ có khác nhau là khác nhau về các loại thông tin và phương thức trao truyền thông tin. Đối với động vật và thực vật thì phương thức trao truyền, là bằng sinh sản Hữu tính hay sinh sản Vô tính. Đối với động vật và thực vật khác nhau ở loại thông tin, thực vật chỉ có Thông tin Di truyền còn động vật thì vừa cả Thông Tin Di Truyền vừa có cả Thông Tin Về Tâm.
1 – Lượng Thông Tin Về Tâm được lưu giữ trong ADN của tế bào : Trong hoạt động Tâm thức của con người có một yếu tố rất quan trọng là “kho chứa thông tin”. Đây là nơi lưu giữ mọi thông tin về hoạt động tâm thức, giống như bộ nhớ của máy vi tính. Sự tồn tại một kho chứa thông tin này là điều hiển nhiên. Nếu không có kho chứa thông tin để lưu giữ các thông tin về các sự việc đã xẩy ra trong quá khứ, con người không thể nào nhớ lại được các việc đã qua. Khi mới sinh ra, đứa trẻ vẫn thấy, nghe, cảm nhận đối tượng nhưng nó không biết cái đó là cái gì, tính chất ra sao. Trong quá trình lớn lên, được học hỏi nó mới biết được cái đó là gì, mới biết các khái niệm, to nhỏ, vuông tròn, dài ngắn, trước sau, xanh vàng đỏ trắng, mặn ngọt chua cay… Nó học đi, học nói, học chữ, học toán … và lượng thông tin ấy được mã hoá, được lưu giữ trong kho chứa thông tin. Trong kho chứa thông tin, lưu giữ rất nhiều thông tin bao gồm : tri thức hiểu biết đã học hỏi, mọi sự vật, hiện tượng đã được thấy, nghe, cảm nhận, nhận thức, những thói quen, kinh nghiệm đã tích luỹ, các lập trình ( giống như một phần mền cài đặt trong máy tính) về lộ trình khởi lên lời nói, hành động. Những khuynh hướng, những đam mê, những kỷ năng đã được rèn luyện, những tài năng xuất chúng … được lưu giữ bằng thông tin đã được mã hoá trong kho chứa. Trong kho chứa đó có thông tin về hiểu biết không đúng sự thật về các pháp, không đúng sự thật về Khổ Tập Diệt Đạo gọi là Vô Minh. Nếu một người học hỏi và có được hiểu biết đúng như thật về các pháp, về Khổ Tập Diệt Đạo gọi là Minh cũng được lưu giữ ở đây.Trong đó còn có các thông tin về tư tưởng “Ta, của Ta” như mắt tai mũi lưỡi thân ý là Ta, là của Ta, nhà của Ta, xe của Ta …
THẤY và BIẾT của con người xẩy ra theo hai giai đoạn: khi có một đối tượng xuất hiện thì cũng xuất hiện cái thấy, nghe, cảm nhận tức nhận biết đối tượng hình ảnh, âm thanh, mùi, vị … Đây là cái biết trực tiếp giác quan hay Tâm lý học gọi là Nhận thức cảm tính có tính chất nhận biết đối tượng chứ không biết đối tượng đó là cái gì, tính chất ra sao. Cái biết trực tiếp giác quan này là Vô niệm, Vô ngôn, Vô phân biệt, không do học hỏi, kinh nghiệm tích luỹ mà có, nó không liên quan gì với các thông tin được lưu giữ trong kho chứa thông tin. Tiếp đến Niệm khởi lên, và Niệm là công cụ dò tìm, tìm kiếm các thông tin tương ứng trong kho chứa, để cho Tư Duy khởi lên. Tư Duy là phân tích, so sánh đối chiếu hai lượng thông tin: thông tin về đối tương vừa được nhận biết và thông tin mà Niệm kích hoạt, dò tìm được trong kho chứa. Hành vi Tư Duy này làm phát sinh cái biết Ý thức, hiểu biết đối tượng đó là cái gì, tính chất ra sao. Vậy Ý thức hiểu biết về đối tượng là dựa vào các thông tin trong kho chứa, phụ thuộc vào kinh nghiệm quá khứ, vì vậy nếu chưa từng thấy, nghe, cảm nhận, nhận thức về đối tượng, thì những thông tin về đối tượng tương tự không có trong kho chứa, nên lần đầu thấy, nghe, cảm nhận đối tượng ,vẫn không thể biết nó là cái gì, tính chất ra sao. Hành vi tư duy ngoài phân tích, so sánh, đối chiếu hai loại thông tin, còn có thêm phán đoán dựa vào các thông tin tương tự rồi kết luận, vì vậy hiểu biết đó về đối tượng có thể đúng, có thể sai, nhưng như vậy ,mọi hiểu biết đều phụ thuộc vào thông tin trong kho chứa. Cái biết trực tiếp giác quan, thấy, nghe, cảm nhận đối tượng của con người khá giống nhau, nhưng Ý thức hiểu biết đối tượng thì mỗi mỗi con người đều khác nhau, vì lượng thông tin lưu giữ trong kho chứa, được tích luỹ trong quá khứ của mỗi mỗi người là khác nhau. Trong giáo lý Phật giáo khái niệm Nghiệp phải được hiểu là các thông tin được lưu giữ trong kho chứa này, bao gồm các thông tin về ” Thân hành, Khẩu hành, Ý hành có tác ý”.
Nhưng “kho chứa thông tin” này đặt ở đâu ? Đã từ rất lâu các trường phái Phật giáo đã cố gắng tìm hiểu để làm sáng tỏ vấn đề này. Đa phần cho rằng lượng thông tin trong đó có Nghiệp, được lưu giữ nơi Tâm, nhưng Tâm là các Danh pháp sinh diệt theo một lộ trình nên không thể lưu giữ thông tin. Khi thức tỉnh, sáu Căn tiếp xúc sáu Trần phát sinh các lộ trình tâm, sinh lên rồi diệt đi, nếu thông tin được lưu giữ trong các lộ trình tâm đó thì khi ngủ say không mộng mỵ, khi ngất đi trong một tai nạn, khi gây mê sâu để mổ không có cái biết nào, không có lộ trình tâm nào tồn tại để lưu giữ thông tin, chắc chắn khi tỉnh dậy có thể vẫn thấy, nghe, cảm nhận các đối tượng nhưng hoàn toàn không biết gì về các đối tượng ấy vì kho chứa thông tin đã diệt khi Tâm diệt. Phật giáo phát triển có thuyết minh về A lại da thức nhằm làm sáng tỏ vấn đề này, nhưng để A lại da thức lưu giữ được thông tin thì lại phải chủ trương A lại da thức là thường hằng, không sinh không diệt. Chủ trương A lại da thức thường hằng, không sinh không diệt lại trái với sự thật, trái với lời dạy của Phật: các Sắc pháp, Danh pháp vô thường, vì thế Tâm nào cũng phải vô thường. A lại da thức không sinh không diệt là trái với sự thật Duyên Khởi do cái này có, cái kia có, vì vậy không thể nào thuyết minh được là do cái gì có mặt mà A lai da thức có mặt. Chủ trương có A lại da thức như vậy là phi lý, chỉ là lý luận suông. Khoa học duy vật không công nhận một thế giới tâm linh thường hằng như vậy, không công nhận một cái Tâm thường hằng, thường trú như vậy, họ cũng cố gắng tìm cách giải thích và họ quan niệm: lượng Thông Tin Về Tâm như vậy được lưu giữ trong các nếp nhăn não bộ. Chủ trương như vậy cũng không đúng với sự thật, không giải thích được trường hợp thay đổi tính cách, thay đổi phong cách sống của những trường hợp ghép tạng, đặc biệt là thay tim ,theo tính cách, phong cách của người cho tim. Trong những trường hợp này là thay tim chứ đâu có thay não.
Thông tin là Danh pháp thuộc Tinh Thần không thể tự minh tồn tại mà nó cần có Vật Chất là Sắc pháp để lưu giữ. Bất cứ một vật thể nào cũng tồn tại một lượng thông tin mà nó lưu giữ, khám phá một sự vật, một hiện tượng là khám phá lượng thông tin đang lưu giữ trong nó. Các chữ viết là vật chất nhưng nó đang lưu giữ một lượng thông tin. Thông tin được lưu giữ trong một cái đĩa cổ điển bằng than, trong băng từ, trong thẻ nhớ, trong đĩa CD, được lưu giữ và truyền dẫn đi trong sóng điện từ, trong sóng ánh sáng… Các Sắc pháp cũng sinh diệt nhưng vì không phải sinh diệt như các Danh pháp, mà khi diệt, nó chỉ cần diệt đi một vài tính chất, diệt đi một vài thông tin mà nó lưu giữ thì Sắc pháp đó diệt và Sắc pháp mới phát sinh. Vì vậy nên Sắc pháp tuy vô thường sinh diệt nhưng nó vẫn là nơi lưu giữ thông tin. Lượng thông tin ” khổng lồ” của hoạt động tâm thức được lưu giữ trong “kho chứa thông tin” và cái kho chứa đó chính là cấu trúc ADN của mỗi tế bào. Khoa học đã kết luận cấu trúc ADN có thể chứa được một lượng thông tin khổng lồ, và Công nghệ thông tin đang tìm cách chế tạo thẻ nhớ sinh học để nâng cao dung lượng thẻ nhớ. Tuy khoa học đã giải mã bản đồ gen người nhưng cũng chỉ giải mã được khoảng 5% số lượng gen chứa thông tin di truyền còn 95% số gen còn lại là một khoảng tối bí mật, không biết nó có nội dung gì. Chính 95% lượng gen lưu giữ các thông tin của hoạt động tâm thức. Thấu rõ được phần nào cơ hấu hoạt động tâm thức với Niệm – Tư duy sử dụng thông tin trong kho chứa để phát sinh Ý thức, nhờ vậy con người đã bắt chước được phần nào, nên chế tạo ra máy vi tính và mạng Intenet, một loại trí tuệ nhân tạo. Những điều này đã phần nào gián tiếp công nhận lượng thông tin của hoạt động tâm thức được lưu giữ trong cấu trúc ADN của tế bào. Bằng chứng thuyết phục nhất là những sự việc xẩy ra đối với người được thay tạng, đặc biêt là thay tim. Một thanh niên được người nhà một người chết tai nạn cho tim và sau ca phẩu thuật thay tim thì có điều kỳ lạ đã xẩy ra. Khi thấy cha mẹ, bạn bè thì anh ta vẫn sống với cha mẹ, bạn bè như trước đây, nhưng khi thấy cha mẹ, bạn bè của người chết cho tim thì anh ta vẫn sống với cha mẹ, bạn bè của người chết như là người chết đã từng sống trước đậy với họ. Điều này chứng tỏ lượng thông tin của hoạt động tâm thức của người chết ở trong ADN tế bào tim, và khi được thay tim, các thông tin đó đã được dẫn truyền vào ADN của các tế bào của người nhận, vì thế trong ADN của tế bào người nhận tồn tại hai lượng thông tin. Vì vậy khi thấy , nghe, cảm nhận đối tượng rồi Niệm và Tư Duy sử dụng hai loại thông tin của hai người nên mới xẩy ra hiện tượng trên. Trong chiến tranh Việt nam, một phụ nữ Đà nẳng bị thương nặng phải truyền máu và được các bác sĩ trên một tàu hải quân Hoa kỳ truyền máu, với loại máu của người da trắng. Thời gian sau, người phụ nữ ấy lấy chồng người Việt nhưng lại đẻ ra mấy người con đều là mắt xanh mủi lõ.
2 – Lượng thông tin đi tái sinh: cái được trao truyền từ người đã chết đến bào thai, một thân xác mới hình thành chính là “lượng thông tin trong kho chứa thông tin” của người chết. Lượng thông tin này bao gồm lượng Thông Tin Di truyền và Thông Tin Về Tâm của người chết, nó đóng vai trò là một nhân tương tác với nhân thứ hai là trứng và tinh trùng (đã kết hợp )làm phát sinh bào thai. Bào thai này lại tương tác với môi trường và dưỡng chất phát sinh sự phát triển của bào thai. Trong quá trình phát triển của bài thai, có sự tương tác của cả Thông Tin Di Truyền và Thông Tin Về Tâm của người chết cũng như Thông Tin Di Truyền của cha mẹ trong trứng và tinh trùng. Trong trứng và tinh trùng chỉ có Thông Tin Di Truyền của bố mẹ mà không có Thông Tin Về Tâm của bố mẹ. Vì vậy khi đứa trẻ đẻ ra, về Di Truyền nó mang gen trội của cả cha, mẹ và người chết nên không nhất thiết, không nhất định phải giống ai cả. Khi đẻ ra kho chứa thông tin về Tâm của nó đã có lượng thông tin cơ bản của người chết nên tính cách các đứa trẻ “bẩm sinh” đã khác nhau. Có những người chết có những thông tin nổi trội, những khả năng đặc biệt, những thiên tài âm nhạc, toán học, văn học, hoặc những nghiệp ác đặc biệt … trong quá trình phát triển của bào thai, được kích hoạt lên, hoặc đột biến gen nên đứa trẻ rất sớm đã sử dụng được các thông tin đó. Vì vậy có thể giải thích được hiện tượng những thần đồng âm nhạc, toán học, ngôn ngữ …, những căn bệnh hiểm nghèo “bẩm sinh” của trẻ, những trường hợp nhớ lại được tiền kiếp của mình