Chân đế và Tục đế là những khái niệm xuất hiện về sau, nó không có trong các bộ kinh Nikaya, nghĩa là không do Phật nói. Kinh điển có nói đến Đế, nói đến Chân Lý hay Sự Thật phổ quát mà các bậc Thánh đã giác ngộ, đó là Tứ Thánh Đế bao gồm Khổ Đế, Tập Đế, Đạo Đế và Diệt Đế. Như vậy Kinh điển nói đến Tứ Đế chứ không phải là Nhị Đế. Nhị Đế bao gồm Tục đế và Chân đế là quan niệm của người đời sau và các quan niệm đó không ăn nhập gì vởi Tứ Đế.
Tục đế được hiểu là Sự thật tương đối, Chân đế được hiểu là sự thật tuyệt đối. Trong cách hiểu như vậy đã có sự mâu thuẩn. Nếu đã là sự thật, là chân lý thì chỉ duy nhất có một sự thật,chứ không thể nào có hai sự thật tương đối và tuyệt đối được. Nếu hiểu sự thật tương đối là gần với sự thật, thì nó đâu phải là sự thật, cho dù nó gần sự thật bao nhiêu đi nữa thì nó vẫn không phải là sự thật. Hiểu Tục đế và Chân đế như vậy là do sự đồng nhất giữa Thực tại và Thế giới, bắt nguồn từ Ý thức nhị nguyên của loài người có nội dung là Bản ngã và Thế giới. Chủ thể biết là Bản ngã và Đối tượng được biết là Thế giới, vì thế mới phát sinh khái niệm: Tục đế là biết về sự thật tương đối về Thế giới và Chân đế là biết sự thật tuyệt đối về Thế giới. Tục đế là thấy biết sự thật tương đối về Thế giới của Phàm phu, với những khái niệm ,ngôn ngữ chế định, có Ta, có người, có to nhỏ, nặng nhẹ, cứng mền, thô mịn, xanh vàng đỏ trắng ,mặn ngọt chua cay, có Phật có chúng sanh… Chân đế là sự thật tuyệt đối về Thế giới, không có khái niệm ,không có ngôn ngữ chế định. Những ai giác ngộ Chân đế là giác ngộ sự thật tuyệt đối về thế giới thì không thể nào có thể diển giảng, giảng nói về cái sự thật tuyệt đối vô ngôn, vô niệm, vô phân biệt ấy. Đây là một sự nhầm lẩn rất lớn, nhầm lẩn cơ bản về sự giác ngộ của Đức Phật. Sự giác ngộ của Đức Phật là giác ngộ Tứ Thánh Đế, chứ không phải giác ngộ về Thế giới và sau khi giác ngộ Tứ Thánh Đế ,Ngài đã thuyết giảng, xác chứng, hiển thị, phân tích, chỉ dẩn rành mạch về Bốn Sự Thật đó. Tục đế và Chân đế theo cách hiểu là sự thật tương đối và tuyệt đối của Thế giới là Căn bản Vô minh ,Tâm biết Cảnh, Tâm biết các Sắc pháp, nghĩa là Nhãn thức thấy Sắc trần, Nhỉ thức nghe Thanh trần, Tỉ thức biết Hương trần, Thiệt thức biết Vị trần, Thân thức biết Xúc trần, Tưởng thức biết Pháp trần. Chính Căn bản Vô minh này là màn che, ngăn không cho kẻ phàm phu thấy như thật Thực tại, không phân biệt được Thực tại và Thế giới là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Thực tại của Phàm hay Thánh bao gồm Cái biết và Cái được biết đều do sáu Căn và sáu Trần tiếp xúc mà phát sanh ra và Cái được biết ( đối tượng ) là sáu Cảm thọ chứ không phải là Thế giới Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp trần. Thực tại còn bao gồm : Niệm, Tư duy, Ý thức, Thái độ, Phản ứng với đối tượng cũng là đối với Cảm thọ, kết quả của Thái độ và Phản ứng ấy cũng là với Cảm thọ. Như vậy có một Con người chủ quan và một Thế giới khách quan tiếp xúc với nhau phát sinh một” Thế giới cảm thọ “và những gì được Thấy, được Nghe, được Cảm nhận, được Nhận thức là “thế gới Cảm thọ” chứ không phải là Thế giới khách quan (Thế giới ). Thực tại cũng được phân chia thành hai loai: Thực tại của kẻ Phàm phu và Thực tại của bậc Thánh nhưng không phải Thực tại của Phàm phu là Thực tại tương đối còn Thực tại của bậc Thánh là Thực tại tuyệt đối, mà kẽ Phàm phu không thấy biết như thật hay không giác ngộ Thực tại chỉ có bậc Thánh mới thấy biết như thật, mới giác ngộ cả hai Thực tại này.
– Thực tại của Phàm phu:
Khi sáu Căn tiếp xúc sáu Trần ,phát sinh sáu Thọ và sáu Tưởng, tức sáu cái biết trực tiếp giác quan nhận biết sáu Thọ ( Xúc – Thọ – Tưởng ) tiếp đến Tà Niệm, Tà Tư duy khởi lên làm phát sinh Tà Tri kiến, là cái biết Ý thức nhị nguyên có nội dung Bản ngã và Thế giới ( Cái biết là Bản ngã, Đối tượng được biết là Thế gới )không đúng sự thật, không liễu tri đối tượng nên gọi là Vô Minh. Do có Vô Minh mà sẽ phát sinh Thái độ là Thâm Sân Si và Ràng buộc vào đối tượng (gọi là Thủ ), do có Thủ mà sẽ có Phản ứng với đối tượng, do có Phản ứng ( gọi là Nghiệp Hữu )mà có sầu bi khổ ưu não sinh già bệnh chết… Trong Duyên Khởi có thuyết minh một cách tóm tắt:
- Xúc – Thọ – Ái – Thủ – Hữu – Sinh – Già chết sầu bi khổ ưu não…
Nếu Thực tại này thuyết minh một cách đầy đủ thì đó là những lộ trình tâm Bát Tà Đạo, do sáu Căn tiếp xúc sáu Trần phát sinh ra:
- Xúc – Thọ – Tưởng – Tà Niệm – Tà Tư duy – Tà Tri kiến – Tham, Sân, Si (Ái ) – Tà Định – Dục – Tà Tinh tấn – Phi như lý tác ý – Tà ngữ, Tà nghiệp, Tà mạng – Sầu bi khổ ưu não Sinh già bệnh chết…
Trong Thực tại của Phàm phu có Vô minh, có Tham Sân Si, có sầu bi khổ ưu não, Sinh già bệnh chết nghĩa là có Sự thật Khổ và Sự thật Nguyên nhân Khổ. Kẽ Phàm phu tuy sống trong Thực tại có Sự thật Khổ và Sự thật Nguyên nhân Khổ nhưng vì bị Vô Minh che đậy nên không giác ngộ hai sự thật này. Bậc Thánh giác ngộ Lý Duyên khởi nên thấy biết như thật Khổ khởi lên theo lộ trình tâm Bát Tà Đạo, Khổ là Tâm chứ không phải Cảnh, Khổ vô thường ,vô ngã. Năm Thủ Uẩn là khổ chứ không phải Năm Uẩn là khổ. Nguyên nhân Khổ là Tham Sân Si cũng là Tâm chứ không phải Cảnh và Nguyên nhân Khổ cũng vô thường, vô ngã. Thấy biết như thật về Khổ và Nguyên nhân Khổ của bậc Thánh gọi là Giác ngộ Khổ Đế và Tập Đế. Hai chân lý hay hai sự thật này thuộc về Thực tại của Phàm phu nhưng chỉ có bậc Thánh mới giác ngộ ,có thể nói gộp lại là Tục Đế, sự thật của Thế tục.
– Thực tại của bậc Thánh:
Thực tại của bậc Thánh cũng do sáu Căn tiếp xúc sáu Trần phát sinh và đó là lộ trình tâm Bát Chánh Đạo được diễn tả như sau:
- Xúc – Thọ – Tưởng – Chánh Niệm – Chánh Tinh tấn – Chánh Định – ( Tĩnh Giác ) – Chánh Tư duy – Chánh Tri kiến – Như Lý tác ý – Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng
Trong Thực tại của bậc Thánh không còn Tà Tri kiến ,không còn Vô Minh ,không còn thấy biết về Bản ngã và Thế giới mà có Chánh Tri kiến ,là thấy biết như thật về Duyên Khởi, về Vô thường ,Vô ngã, là Tuệ tri sự sinh diệt của Thọ, vị ngọt, sư nguy hiểm và sự xuất ly của Thọ. Do thấy như vậy, biết như vậy mà các lậu hoặc được đoạn tận, chư vị tuệ tri được Khổ Diệt ( Niết Bàn ), tuệ tri được Con đường đưa đến Khổ Diệt là Bát Chánh Đạo. Đây gọi là giác ngộ Diệt đế và Đạo đế. Nếu nói gộp thì hai sự thật hay hai chân lý này là Chân Đế, thuộc về bậc Thánh, thuộc về Xuất thế.
Như vậy sự chứng ngộ và thuyết giảng của Đức Phật là Bốn Sự Thật, Bốn Chân Lý hay là Bốn Đế bao gồm: Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế và nếu nói gộp lại là Tục đế và Chân đế thì phải hiểu một cách chính xác: Tục đế bao gồm Khổ đế và Tập đế là hai sự thật thuộc về Thế gian ( Thế tục ), Chân đế bao gồm Diệt đế và Đạo đế là hai sự thật thuộc về bậc Thánh, Siêu thế.
Hãy ghi nhớ rằng Đối tượng mà Đức Phật và chư vị A La Hán giác ngộ là Cảm thọ, là Khổ Tập Diệt Đạo chứ không phải là Bản ngã hoặc Thế giới. Đó là Tuệ tri ( thấy biết như thật ) Sự sinh diệt của Thọ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của Thọ, Tuệ tri Khổ Tập Diệt Đạo, chứ không phải là giác ngộ về Bản ngã, giác ngộ một Chân Tâm không sinh không diệt, hay giác ngộ về Thế giới là như thế này hay như thế kia. Nhưng sự giác ngộ này xẩy ra nơi cái Tâm nào? Đương nhiên sự giác ngộ ấy, sự tuệ tri ấy xẩy ra trên lộ trình tâm Bát Chánh Đạo, và cụ thể là Chánh Tri kiến, là cái biết Ý thức, chứ không phải là cái biết trực tiếp, cái biết Tĩnh giác.
Cái biết hay Tâm biết còn được gọi là Năng kiến có hai cấp độ: Cái biết trực tiếp giác quan và cái biết Ý thức mà khoa học gọi là Nhận thức cảm tính và Nhận thức lý tính đối tượng. Thánh hay Phàm đều cùng có Nhận thức cảm tính và Nhận thức lý tính.
– Nhận thức cảm tính đối tượng:
Khi sáu Căn tiếp xúc sáu Trần, phát sinh sáu Cảm thọ và đồng thời phát sinh cái biết trực tiếp, nhận biết sáu Cảm thọ đó. Đó là Nhãn thức nhận biết Cảm giác hình ảnh, Nhĩ thức nhận biết Cảm giác âm thanh, Tỉ thức nhận biết Cảm giác mùi, Thiệt thức nhận biết Cảm giác vị, Thân thức nhận biết Cảm giác xúc chạm, Tưởng thức nhận biết Cảm giác pháp trần. Đây là sáu cái biết trực tiếp giác quan do sáu Căn tiếp xúc sáu Trần phát sinh ra, cái biết không tri thức, khái niệm, không ngôn ngữ chế định, cái biết không do học hỏi mà có. Đã là động vật ,không phân biệt lớn nhỏ, tiến hoá ở mức độ nào, động vật sơ đẳng hay bậc cao đều có cái biết trực tiếp này để nhận biết các Cảm giác của chúng. Nó là cái biết như thật đối tượng ở cấp độ nhận thức cảm tính. Hãy hình dung cái biết này khi một đứa trẻ được sinh ra, tức thì sáu Căn nó tiếp xúc sáu Trần, nó vẫn nhận biết các đối tượng, nó vẫn thấy, nghe, cảm nhận các Cảm giác nhưng không biết là đó là cái gì. Đây là cái biết trực tiếp thuần tuý chưa có Ý thức khởi lên. Trong cái biết trực tiếp hay Nhận thức cảm tính này không có tri thức, khái niệm ,không có ngôn ngữ chế định, không có khái niệm không gian thời gian, không có khái niệm to nhỏ, vuông tròn, dài ngắn, cứng mền,không có xanh vàng đỏ trắng, không có mặn ngọt chua ,không có khái niệm sinh,không có khái niệm diệt, không có khái niệm nhơ sạch, tăng giảm, không có khái niệm sắc thọ tưởng hành thức, không có khái niệm mắt tai mũi lưỡi thân ý, không có khái niệm sắc thanh hương vị xúc pháp,không có khái niệm nhãn giới cho đến ý thức giới, không có khái niệm Minh và Vô minh, không có khái niệm khổ tập diệt đạo, không có khái niệm chứng đắc… Tóm lại đây là cái biết vô ngôn, vô niệm, vô phân biệt mà Phàm hay Thánh hay bất cứ một động vật cấp cao, cấp thấp nào cũng có. Cái biết trực tiếp này nơi người Phàm thì gọi là Tưởng tri và sau khi Tưởng tri đối tượng ,cái biết Ý thức nhị nguyên khởi lên ngay, nên kẽ Phàm phu không kinh nghiệm và an trú được cái biết trực tiếp này. Bậc Thánh hữu học hoặc vô học, sau cái biết trực tiếp khởi lên nhận biết đối tượng thì Chánh Niệm, Chánh Tinh tấn, Chánh Định liên tiếp khởi lên nên tách bạch được cái biết trực tiếp ra khỏi cái biết Ý thức và nhờ vậy mà kinh nghiệm và an trú thuần tuý cái biết trực tiếp. Đối với bậc Thánh cái biết trực tiếp có tên gọi là Tĩnh Giác hoặc Thắng tri hoặc là Không tánh. Đa số người học Phật có một sự nhầm lẩn rất lớn là xem cái Nhận thức cảm tính vô ngôn, vô niệm, vô phân biệt này là Chân đế, là Thực tánh pháp,là Niết bàn, là sự thật tuyệt đối, là Trí tuệ Bát nhã, là Chân Tâm.
– Nhận thức lý tính đối tượng:
Đây là cái biết Ý thức do Niệm ,Tư duy mà phát sinh. Nó là cái biết có tri thức, khái niệm, có ngôn từ,có phân biệt đối đãi cái này với cái kia. Nó là cái biết do học hỏi, do tích luỹ kinh nghiệm trong quá khứ, nó phụ thuộc lượng thông tin trong kho chứa thông tin của mỗi loài .Cái biết Ý thức của loài người có được như ngày nay phải trải qua một quá trình dài lâu, khám phá ,học hỏi ,tích lũy trao truyền kinh nghiệm. Chính cái biết Ý thức hay Nhận thức lý tính này là thước đo trình độ tiến hoá của các loài đông vật, phân biệt giữa người này và người kia, giữa Phàm và Thánh. Ví như khi mắt tiếp xúc với đống lửa thì sự nhận biết đối tượng hay Nhận thức cảm tính đối tượng của con người và con thiêu thân tương tự như nhau, nhưng Nhận thức lý tính hay hiểu biết Ý thức về đối tượng thì hoàn toàn khác nhau, vì vậy con thiêu thân lao vào lửa và tự thiêu xác còn con người thì không như vậy. Cùng một đống lửa, khi mắt các loài vật tiếp xúc thì sự nhận biết đối tượng hay Nhận thức cảm tính về đối tượng giống nhau nhưng hiểu biết của các loài đó về đối tương ( lửa ) lại hoàn toàn khác nhau và vì vậy đưa đến Thái độ và Phản ứng với đối tượng đó khác nhau. Nhận thức cảm tính của Phàm và Thánh đều giống nhau nhưng Nhận thức lý tính của Phàm và Thánh lại khác nhau.
Nhận thức lý tính hay Ý thức của Phàm phu do Tà Niệm và Tà Tư duy mà khởi lên, nó là cái hiểu biết không đúng như thật đối tượng nên gọi là Tà Tri kiến hay Vô minh. Nội dung Vô Minh là Tâm biết Cảnh, là Thường kiến và Ngã kiến, là không biết như thật Khổ Tập Diệt Đạo nên nó là nhân cho Tham ái sinh khởi và Tham ái lại là nhân cho toàn bộ Khổ uẩn sinh khởi.
Nhận thức lý tính hay Ý thức của bậc Thánh do Chánh Niệm, Chánh Tư duy mà khởi lên, nó là Chánh Tri kiến là hiểu biết như thật đối tượng: đó là Cảm thọ, nó Vô thường, Vô ngã, Tuệ tri sự sinh diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và Sự xuất ly của Thọ, Tuệ tri Khổ Tập Diệt Đạo. Chính nhờ Chánh Tri kiến mà không còn nhân duyên cho Tham ái khởi lên. Chánh Tri kiến là cái biết Ý thức do Chánh Tư duy khởi lên nên vẫn là cái biết có tri thức, khái niệm, có ngôn ngữ chế định,có phân biệt pháp này với pháp kia, vẫn sử dụng các thông tin trong kho chứa nhưng đã được thanh lọc khỏi Vô Minh và phải do học hỏi mà có được, vì vậy lộ trình tu tập Chánh Tri kiến là Văn Tư Tu. Chánh Tri kiến được tu tập, được làm cho viên mãn sẽ đưa đến xoá bỏ hoàn toàn nguyên nhân phát sinh Tà Tri kiến và thời điểm đó chính là giác ngộ Tứ Thánh Đế. Vì vậy sự giác ngộ xẩy ra nơi Nhận thức lý tính, nơi Ý thức Chánh Tri kiến chứ không phải nơi Nhận thức cảm tính ,nơi cái biết Tĩnh giác.
Tác giả của tập truyện Tây Du Ký cũng hiểu rõ vấn đề này khi mô tả chương Tôn Ngộ không thật và Tôn Ngộ không giả đánh nhau bất phân thắng bại. Trận chiến xẩy ra ác liệt nhưng loài người, loài trời và cả bồ tát cũng không ai phân biệt được đâu là Ngộ không thật, đâu là Ngộ không giả. Chỉ khi Như Lai xuất hiện thì Ngộ không giả mới hiện nguyên hình và Ngộ không thật mới phang một gậy kết liễu Ngộ không giả. Ý nghĩa của truyện này được hiểu như sau: Tôn Ngộ không là nhân cách hoá của cái biết Ý thức. Ngộ không thật là Ý thức Chánh Tri kiến, Ngộ không giả là Ý thức Tà Tri kiến. Một vị hữu học đang tu tập, đang thực hành hướng đến vô thượng an ổn thoát khỏi mọi khổ ách nhưng không phải mọi lúc, mọi nơi Chánh Niệm đều khởi lên liên tục mà Tà Niệm vẫn đan xen vào. Nếu có Chánh Niệm thì Chánh Tri kiến khởi lên ( Ngộ không thật ) nếu Tà Niệm có mặt thì Tà Tri kiến có mặt ( Ngộ không giả) và cứ đắp đổi cho nhau như vậy. Cho đến khi Như Lai xuất hiện với ẩn dụ là đắc quả A La Hán thì Chánh Tri kiến mới đoạn diệt hoàn toàn Tà Tri kiến với ẩn dụ Ngộ không thật phang chết Ngộ không giả.