ĐỊNH LÀ GÌ ? Tà định và Chánh định

ĐỊNH LÀ GÌ

ĐỊNH LÀ GÌ ?

Định là một TRẠNG THÁI TÂM phát sinh do sự CHÚ TÂM LIÊN TỤC TỪ ĐỐI TƯỢNG NÀY SANG ĐỐI TƯỢNG KHÁC. Đó là trạng thái nhất tâm, có vui thoải mái ( hỷ lạc ) do chú tâm liên tục từ đối tượng này sang đối tượng khác phát sinh.

Định nghĩa này khác xa với quan niệm hiện nay là : Định là trạng thái nhất tâm trên một đối tượng duy nhất ( chỉ thấy biết một đối tượng duy nhất ) do chú tâm liên tục vào một đối tượng duy nhất đó. Điều này không đúng sự thật, bởi sự thật là TẤT CẢ các đối tượng thực tại đang sinh lên rồi diệt đi liên tục, không có một ĐỐI TƯỢNG CỐ ĐỊNH DUY NHẤT nào để chú tâm liên tục và nhất tâm trên đối tượng duy nhất đó.

Sự CHÚ TÂM LIÊN TỤC TỪ ĐỐI TƯỢNG NÀY SANG ĐỐI TƯỢNG KHÁC theo thứ tự sinh diệt của các đối tượng thực tại đang xẩy ra sẽ làm phát sinh trạng thái Định, trạng thái nhất tâm, có vui thoải mái. Nhưng các trạng thái Định đó được chia làm hai loại Định mà thuật ngữ Phật học gọi là TÀ ĐỊNH và CHÁNH ĐỊNH.

TÀ ĐỊNH

* TÀ ĐỊNH phát sinh do chú tâm liên tục từ đối tượng này sang đối tượng khác mà phát sinh nhưng sự chú tâm liên tục đó DO THAM SÂN SI mà khởi lên. Sự chú tâm liên tục đó chỉ có duy nhất một loại chú tâm CHÚ TÂM CÓ TẦM CÓ TỨ, nghĩa là chú tâm có hướng đến đối tượng ( có tầm ) và duy trì sự chú tâm trên đối tượng đó ( có tứ ).

Ví dụ như xem bộ phim hay thì do thích đối tượng này ghét đối tượng kia mà sẽ có sự chú tâm liên tục từ đối tượng này đến đối tượng kia. Sự chú tâm liên tục đó phải hướng đến và duy trì sự chú tâm trên từng đối tượng ( có tầm có tứ ) và sự chú tâm liên tục đó liên tục, khít khao thì phát sinh Định, phát sinh sự nhất tâm ( nhất tâm vào câu chuyện đang xẩy ra, không nhớ nghĩ đến chuyện gì khác ), có vui, thoải mái.

Ví dụ như tu tập kasina đất thì phải hướng đến và duy trì chú tâm ( có tầm có tứ ) vào “HÌNH ẢNH” miếng đất ĐƯỢC TƯỞNG RA cho đến nhất tâm ( chỉ thấy “Hỉnh Ảnh” được tưởng ra mà không còn thấy biết bất cứ cái gì khác ) thì lúc đó đạt Định. Sự thật thì “HÌNH ẢNH” được TƯỞNG RA đó đang sinh diệt liên tục chứ không phải là một đối tưởng cố định duy nhất như đa phần nhầm tưởng, nên sự chú tâm liên tục có tầm có tứ này cũng là sự chú tâm liên tục từ đối tượng này sang đối tượng khác theo tuần tự sinh diệt nhanh chóng của chúng.

CHÁNH ĐỊNH

* CHÁNH ĐỊNH phát sinh do chú tâm liên tục từ đối tượng này sang đối tượng khác để ĐOẠN TRỪ THAM SÂN SI. Sự chú tâm liên tục này có lúc chỉ có một loại chú tâm KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ ( nhị thiền, tam thiền, tứ thiền ), có lúc có cả hai loại chú tâm CÓ TẦM CÓ TỨ và KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ ( sơ thiền ).

Sự chú tâm liên tục từ đối tượng này sang đối tượng khác để phát sinh Chánh Định là sự chú tâm liên tục CẢM GIÁC TOÀN THÂN trong đó có Cảm giác xúc chạm phát sinh nơi thân để không bao giờ “quyên thân”. Mục đính của chú tâm liên tục cảm giác toàn thân phát sinh Chánh Định là để TÁCH TÂM THẤY RA KHỎI TÂM BIẾT, để KINH NGHIỆM và AN TRÚ TÂM THẤY THUẦN TUÝ KHÔNG CÓ TÂM BIẾT XEN VÀO. Lúc đó sẽ kinh nghiệm được tâm THẤY thuần túy không phát sinh Tham Sân Si, không phát sinh Khổ, kinh nghiệm được Chấm Dứt Khổ Ngay Bây Giờ Và Tại Đây.

Chánh Định là một chi phần của Bát Chánh đạo nên không thể tu tập riêng Chánh Định mà phải theo quá trình Duyên khởi nối tiếp nhau : Chánh niệm – Chánh tinh tấn – Chánh định ( chú tâm liên tục ) – Thấy thuần túy ( Tỉnh giác ). Tiến trình này gọi tắt là Chánh niệm – Tỉnh giác hay còn gọi là TU CHỈ ( dừng lại cái Thấy không có cái Biết khởi lên ).

 

Tác giả Thiền sư Nguyên Tuệ

Nguồn:

 

Để lại một bình luận