Sau khi Thấy đối tượng, cái Biết (ý thức) xuất hiện và Biết đối tượng đó là cái gì, tính chất ra sao. Cái Biết này do suy tư, suy luận ( suy nghĩ, tư duy) phát sinh nơi trí óc nên nó là CÁI BIẾT GIÁN TIẾP không phải là cái biết trực tiếp như cái Thấy. Tính chất của nó là : có khái niệm, có ngôn từ, có phân biệt.
Nhìn đời ( thực tại ) bằng cái Biết thì phải phân biệt có 2 cái Biết : cái Biết sai sự thật, là cái Biết Vô minh, Chấp ngã ( còn gọi là Tà kiến ) và cái Biết đúng sự thật, là cái Biết Minh, Trí tuệ ( còn gọi là Chánh kiến ).
1- Nhìn đời bằng cái Biết sai sự thật, cái Biết Vô minh, Chấp ngã :
Khi đó cuộc đời sẽ hiện ra với 2 nhân tố : Chủ thể biết ( chủ thể nhận thức ) và Đối tượng được biết ( đối tượng nhận thức ). Chủ thể nhận thức là một cái Ta ( bản ngã ) thuộc về con người và Đối tượng nhận thức là Thế giới vật chất ( sắc thanh hương vị xúc pháp ).
– Bản ngã hay Cái Ta đó đồng nhất từ quá khứ, hiện tại đến vị lai, không sinh không diệt, là chủ nhân chủ sở hữu của cái Thấy, cái Biết, của lời nói, hành động, việc làm, chủ nhân, chủ sở hữu các đối tượng được nhận thức.
– Đối tượng nhận thức là thế giới vật chất bao gồm sum la vạn tượng, mặn ngọt chua cay, cứng mền thô mịn, đàn ông đàn bà, cây cối chim muông, nhà cửa, ruộng vườn, mặt trời trăng sao, vũ trụ, hạnh phúc khổ đau… Hạnh phúc hay Khổ đau đều ở trong thế giới đó mà đến với Ta ( con người ).
Cuộc đời sẽ hiện ra lúc thì đáng yêu, lúc thì đáng ghét, lúc thì đáng chán và khi đáng yêu thì cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, lúc đáng chán, đáng ghét thì buồn nản khổ đau. Nhưng công bằng mà nói cuộc đời hiện ra khi nhìn nó bằng cái Biết Vô minh, chấp ngã ( nhị nguyên Tâm Vật ) thì kết quả là RÀNG BUỘC, là vui ít, khổ nhiều, não nhiều mà sự nguy hiểm lại càng nhiều hơn.
2- Nhìn đời bằng cái Biết đúng sự thật, cái Biết Minh, Trí tuệ :
Cái Biết đúng sự thật, là Minh, là Trí tuệ là hiểu biết, là nhận thức đúng sự thật QUY LUẬT DUYÊN KHỞI hay còn gọi là QUY LUẬT NHÂN QUẢ. Nghĩa là tất cả các sự vật hiện tượng vật chất hay tinh thần ( Sắc hay Danh ) điều phát sinh do DUYÊN KHỞI. Cụ thể là: HAI NHÂN TƯƠNG TÁC ( DUYÊN ) RỒI CÙNG DIỆT MÀ SẼ PHÁT SINH MỘT HAY NHIỀU QUẢ. Hệ quả rút ra từ định luật duyên khởi là : tất cả mọi sự vật hiện tượng là do DUYÊN KHỞI nên nó đều VÔ THƯỜNG, VÔ CHỦ SỞ HỮU ( VÔ NGÃ ).
Cuộc đời sẽ hiện ra với cái Biết Trí tuệ LÀ TÂM CHỨ KHÔNG PHẢI VẬT, là Cảm thọ ( Cảm giác ) do Căn Trần duyên khởi lên, nó vô thường, vô chủ vô sở hữu ( vô ngã ), nó có vị ngọt, có sự nguy hiểm và có sự xuất ly. Lúc đó cũng cảm nhận được: KHÔNG YÊU THÍCH, KHÔNG CHÁN GHÉT, ĐỘC LẬP KHÔNG RÀNG BUỘC, GIẢI THOÁT KHÔNG HỆ LUỴ đối với cuộc đời. Đó chính là giải thoát, là sự đoạn tận khổ đau.
Để có thể nhìn đời bằng cái Biết đúng sự thật, cái Biết Minh, Trí tuệ để giải thoát, để đoạn tận khổ đau thì tối thiểu phải tham gia một khóa tu học 9 ngày do Gosinga tổ chức.
Thiền sư Nguyên Tuệ
Nguồn: https://www.facebook.com/share/p/MTfBN8RzCh5CoYz2/