THẤY SỰ THẬT GÌ QUA ĐẠI DỊCH COVIT 19
Bài viết dài có 3 phần : một là Sự thật quy luật nhân quả hay lý duyên khởi, hai là Sự thật Khổ và Nguyên nhân Khổ, bà là Sự thật Khổ diệt và Con đường Khổ diệt nên sẽ đăng tuần tự từng phần. Nhưng để hiểu được những vấn đề này hãy tham khảo và ghi nhớ sơ đồ con đường hai ngã. Đó là con đường hai ngã Tám Tà ( Bát Tà Đạo ) và Tám Chánh ( Bát Chánh Đạo ). Chính vì con đường hai ngã này mà trong kinh điển có lưu truyền bài kệ :
Đường này đến thế gian
Đường kia đến Niết bàn
Tỷ kheo đệ tử Phật
Phải hiểu biết rõ ràng.
THẤY SỰ THẬT GÌ QUA ĐẠI DỊCH COVIT 19
1 – Thấy biết đúng sự thật Định Luật Nhân Quả hay Định Lý Duyên Khởi : Mọi sự việc đang xẩy ra đều do HAI NHÂN TƯƠNG TÁC mà phát sinh :
Cuộc sống nhân loại trong mùa đại dịch không còn vận hành như trước, gần như tất cả đã đổi thay. Sản xuất và tiêu thụ đình trệ, các chuỗi cũng ứng đình trệ, giáo thương buôn bán đình trệ. Đa số máy bay, tàu thuyền không hoạt động, đa phần các nhà máy đóng cửa. Khách sạn nhà hàng quán ba đóng cửa, các lễ hội vui chơi giải trí tạm hoãn. Nhiều nước đóng cửa biên giới quốc gia. Học sinh không đến trường, công nhân không đến công xưởng, đám tang không có người đưa … nỗi hoảng sợ lan tràn mọi xứ sở, mọi từng lớp…
– HIỂU BIẾT SAI SỰ THẬT : Những sự việc đang xẩy ra như vậy do đâu, hay do Nhân nào mà Quả xẩy ra như vậy ? Đương nhiên đa phần nhân loại sẽ trả lời : Nguyên nhân của sự việc này là do Covit 19, Covit 19 là chủ nhân gây ra và điều khiển đại dịch này. Đây là câu trả lời theo hiểu biết đã được mặc định “Một nhân sinh ra Một quả” theo kiểu “không có lửa thì sao có khói”, đã được lưu giữ trong bộ nhớ của tâm thức nhân loại. Câu trả lời theo kiểu một nhân sinh một quả như vậy có đúng với sự thật thực tại không ? Phải thấy sự thật là không. Vậy sự việc đang xẩy ra do Nguyên nhân nào ?
– HIỂU BIẾT ĐÚNG SỰ THẬT : Quan sát đầy đủ ở mức độ vĩ mô ( quan sát thô ) sẽ thấy rằng Covit 19 chỉ là MỘT TÁC NHÂN và tác nhân đó phải tương tác ( hay tiếp xúc ) với MỘT TÁC NHÂN nữa là Con người mới là Nguyên nhân làm phát sinh các sự việc trên. Nghĩa là Hai Tác Nhân là Covit 19 và Con người tiếp xúc nhau hay tương tác với nhau là Nguyên Nhân phát sinh các Kết Quả trên. Nếu Covit 19 xuất hiện trên sao Hoả, không tiếp xúc được với con người trên quả đất thì đời sống nhân loại sẽ không bị đảo lộn như đại dịch đang xẩy ra. Không những Kết Quả phát sinh tuỳ thuộc cả Hai Nhân mà còn tuỳ thuộc vào mức độ tương tác của hai nhân ấy. Như lúc đầu Covit 19 mới tương tác với người Trung Quốc ở Vũ Hán thì người Mỹ và Châu Âu đang còn coi thường dịch bệnh nhưng khi nó tương tác với con người châu Âu và Mỹ thì làn sóng hoảng loạn đã bao trùm thế giới. Đại dịch phát sinh do Hai Nhân tương tác như vậy nên nó có hai tánh chất :
– Một là : Hai nhân Covit19 và Con người tương tác thì phát sinh Đại dịch và đến một thời gian nào đó ( có thể là khi mùa hè đến ) Hai nhân không còn tương tác với nhau thì Đại dịch sẽ diệt. Sự kiện Đại dịch sinh lên rồi chắc chắn sẽ diệt đi trong thời gian tới, nó không tồn tại vĩnh viễn nên nó có tánh chất Vô thường.
– Hai là : Hai tác nhân tương tác với nhau mới làm phát sinh kết quả, hai nhân ấy bình đẳng với nhau, không có cái này là chính, không có cái kia là phụ, không có cái này là chủ nhân, chủ sở hữu, điều khiển cái kia. Quan hệ giữa Covit 19 và Con người là hai nhân bình đẳng như vậy, không có cái nào điều khiển được cái nào, không có cái nào là chủ nhân của cái nào. Và kết quả do hai nhân bình đẳng ấy tương tác với nhau nên không có nhân nào là chủ nhân sở hữu, điều khiển được kết quả theo ý muốn của nó. Vì vậy, sự kiện đang xẩy ra trong đời sống nhân loại trong đại dịch không có ai, không có cái gì là chủ nhân, không có ai, không có cái gì điều khiển đại dịch, bởi Covit 19 không phải là chủ nhân, không phải là tác giả và Con người cũng không phải là chủ nhân, không phải là tác giả gây ra đại dịch. Qua đây hiểu biết đúng sự thật rằng các sự kiện đang xẩy ra không có chủ nhân sở hữu, không có chủ nhân điều khiển các sự kiện đó hay các sự vật hiện tượng đều vô chủ sở hữu. Nghĩa là tất cả mọi sự vật, hiện tượng ( vật chất tinh thần ) không có ai, không có ông A, bà B nào là chủ nhân sở hữu, làm ra, điều khiển nó cũng đồng nghĩa không có cái Ta, cái Tôi hay một Bản Ngã nào là chủ nhân sở hữu, điều khiển các sự vật hiện tượng. Thuật ngữ Phật học gọi tính chất vô chủ sở hữu này của các pháp là VÔ NGÃ.
Các sự kiện đang xẩy ra trong mùa dịch đã minh chứng cho tính chất vô chủ sở hữu, nghĩa là không một ai có thể làm chủ, điều khiển được các sự vật hiện tượng. Các guồng máy sản xuất ngừng chạy, các giao dịch bị hủy bỏ, các kế hoạch được hoạch định một cách chắc chắn bị đổ vỡ, đời sống bị đảo lộn … mà không một cá nhân, một tổ chức quốc gia hoặc quốc tế nào có thể làm chủ, điều khiển được. Năm 2019 mọi việc đang trôi chảy, thế giới đang trong đỉnh cao của sự phát triển nhưng bổng nhiên đại dịch xẩy ra, mọi thứ bị đảo lộn mà không một cá nhân, một tổ chức quốc gia, quốc tế nào làm chủ, điều khiển được theo ý muốn con người. Sự thật thực tại là VÔ CHỦ SỞ HỮU ( Không có chủ nhân sở hữu ) đã chứng minh cho hiểu biết của nhân loại là sai lạc, là vô minh, là tà kiến. Nhân loại mặc định rằng có một cái Ta ( Bản Ngã ) là chủ nhân sở hữu, là chủ nhân làm chủ, điều khiển các sự vật hiện tượng theo ý muốn của nó. Từng giây phút, con người sống với cái Ta làm chủ, thực chất là sống với TƯ TƯỞNG LÀM CHỦ, TƯ TƯỞNG SỞ HỮU, là tư tưởng vô minh, tà kiến. Đó là tư tưởng làm chủ thế giới, làm chủ xã hội, làm chủ hạnh phúc, tương lai, làm chủ gia đình, tiền bạc, làm chủ thân tâm, làm chủ công việc, làm chủ kế hoạch nhân sự, làm chủ cảm xúc (quản trị cảm xúc ), làm chủ nghiệp, làm chủ sinh già bệnh chết… Chính vì nhân loại đang sống với tư tưởng làm chủ, tư tưởng sở hữu trái ngược với sự thật vô chủ sở hữu nên đời sống của họ mâu thuẩn, xung đột với sự thật thực tại nên họ sống trong sầu bi khổ não.
Quan sát vi tế với mọi sự vật hiện tượng thì sẽ thấy biết như thật Quy luật nhân quả hay Lý Duyên Khởi : Các sự vật hiện tượng cho dù là vật chất hay tinh thần ( Sắc hay Danh ) đều do Hai Nhân tương tác ( tiếp xúc ) rồi cùng diệt mới phát sinh một hay nhiều Quả. Vì vậy, các sự vật hiện tượng ( các pháp ) đều có tánh chất Vô Thường, Vô Chủ Sở Hữu ( Vô Ngã ). Thấy biết như thật Lý Duyên Khởi thì sẽ thấy biết ngay rằng trong đại dịch, sự kiện kẻ phàm phu phải chịu đựng khổ, bậc thánh hữu học và vô học không phải chịu đựng khổ cũng xẩy ra theo quy luật duyên khởi. (còn tiếp).
Đại Đức Nguyên Tuệ, 30/03/2020
THẤY SỰ THẬT GÌ QUA ĐẠI DỊCH COVID 19 ( tiếp theo )
2 – Thấy biết như thật Khổ và Nguyên nhân Khổ ( Khổ đế và Tập đế ) :
Trong đại dịch, từ nguyên thủ quốc gia đến mọi cư dân, ai ai cũng cảm nhận được nỗi khổ đang áp chế nhân loại. Nỗi khổ mùa đại dịch có tính phổ quát chứ không phải của riêng ai, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giải cấp. Dù người giàu, kẻ nghèo, chủ doanh nghiệp hay người làm công, người bị dịch hay người không bị, người cách ly hay không bị cách ly … đều cảm nhận nỗi khổ trong mùa dịch. Cảm nhận khổ trong mùa dịch thì ai ai cũng cảm nhận được, không cần học hỏi, không cần người khác chỉ cho biết nhưng HIỂU BIẾT về Khổ và Nguyên nhân Khổ thì sẽ chia làm hai loại. Một là HIỂU BIẾT SAI SỰ THẬT về Khổ và Nguyên nhân Khổ, được gọi là Vô minh, Tà kiến của Phàm phu. Hai là HIỂU BIẾT ĐÚNG SỰ THẬT về Khổ và Nguyên nhân Khổ, được gọi là Minh, Chánh kiến của bậc Thánh.
a – HIỂU BIẾT SAI SỰ THẬT Khổ và Nguyên nhân Khổ : Nhân loại cho rằng mọi nỗi khổ trong mùa dịch mà con người phải chịu là do Covid 19 gây ra. Vì Covid 19 mà cuộc sống nhân loại bị đảo lộn, mọi hoạt động mang đến niềm vui hạnh phúc bị đình trệ … Ai ai cũng thấy rõ ràng mọi nỗi khổ trong mùa đại dịch là từ Covid 19 mà đến với con người, Nguyên nhân Khổ là do Covid 19 gây ra những hoàn cảnh khó khăn tồi tệ mang đến khổ cho con người. Nhiều người còn đưa ra quan điểm là nỗi khổ mà con người gánh chịu là do Đấng toàn năng trừng phạt những lỗi lầm của loài người, Luật Nhân Quả trừng phạt loài người, dạy cho nhân loại một bài học … bằng cách tạo ra Covid 19 và dùng nó làm phương tiện trừng phạt loài người. Đây là hiểu biết mà cả nhân loại đã mặc định : Khổ và Nguyên nhân Khổ từ THẾ GIỚI BÊN NGOÀI ( Thế giới ngoại cảnh ) mà đến với con người. Và vì hiểu biết đã được mặc định, Khổ và Nguyên nhân Khổ từ thế giới ngoại cảnh mà đến với con người nên khi cảm nhận khổ, ai cũng oán trời trách đất, trách mắng cái này cái kia, tức giận cái này cái kia, đỗ lỗi cho người này người kia. Thậm chí nhiều người còn đi xa hơn nữa quy kết cho tổ chức này hay tổ chức kia, đất nước này hay đất nước kia, chế độ này hay chế độ kia đã làm ra Covid 19, gây ra nỗi khổ này cho nhân loại.
b – HIỂU BIẾT ĐÚNG SỰ THẬT Khổ và Nguyên nhân Khổ : Trước tiên phải thấy biết như thật Lý Duyên Khởi để thấy biết như thật các pháp Vô thường, Vô chủ sở hữu ( Vô ngã ) thì sẽ thấy biết như thật Khổ do duyên khởi, nên khổ không sẵn có, không thường hằng, không thường trú nơi thế giới ngoại cảnh, mà phải quán sát để thấy biết như thật, Khổ phát sinh nơi nội tâm và Nguyên nhân khổ là nội tâm chứ không phải thế giới ngoại cảnh, Khổ không có nơi Covid 19 và Nguyên nhân Khổ không phải do Covid 19 gây nên.
Trước tiên hãy quan sát sự thật đang xẩy ra trong cuộc sống. Đó là khi thấy, nghe, cảm nhận ( thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm ) đối tượng thực tại và rồi hiểu biết rằng các đối tượng thực tại đó là thế giới ngoại cảnh ( đây là hiểu biết của nhân loại ), đối tượng đó đẹp hay xấu, thơm hay thúi, ngon hay dở, cứng hay mền, tốt hay xấu, thiện hay ác, nguy hiểm hay an toàn … Do hiểu biết đối tượng thực tại như vậy mà phát sinh thái độ Thích hay Ghét đối tượng. Do thái độ thích hay ghét mà sẽ phát sinh lời nói, hành động đối xử với đối tượng. Và do lời nói và hành động mà sẽ phát sinh Khổ hay Vui với đối tượng. Vậy thì, nếu cho đối tượng thực tại được thấy, nghe, cảm nhận là thế giới ngoại cảnh thì các sự kiện thấy, nghe, cảm nhận, hiểu biết, thái độ thích ghét, khổ vui với đối tượng là tâm chứ không phải là thế giới ngoại cảnh. Vì vậy, Khổ hay Vui ( Đau khổ hay Hạnh phúc ) với đối tượng và Nguyên nhân của Khổ hay Vui với đối tượng là do Thích hay Ghét ( Tham hay Sân ) đều là Nội Tâm chứ không phải là Thế giới ngoại cảnh. Lộ trình duyên khởi lên Khổ hay Vui được diễn tả như sau :
XÚC – [Thọ – Tưởng ] – Tà niệm – Tà tư duy – Tà tri kiến – { Tham Sân Si } – Tà định – Dục – Tà tinh tấn – Phi như lý tác ý – { Tà ngữ, Tà nghiệp, Tà mạng } – Khổ hoặc Vui.
Có thể dùng thuật ngữ tiếng Việt để mô tả lộ trình duyên khởi này cho dễ hiểu hơn :
XÚC – [Cảm giác – Ghi nhận ] – Trí nhớ tà – Tư duy tà – Hiểu biết tà – { Thích, Ghét, Tìm kiếm } – Chú tâm tà – Muốn (do thích và ghét) – Tích cực tà – Quyết định sai – { Lời nói tà, Hành động tà, Nuôi mạng tà } – Khổ hoặc Vui.
XÚC được hiểu là Căn Trần tiếp xúc.
Lộ trình tâm Tám Tà ( Bát Tà Đạo ) này khởi lên được là do BỘ NHỚ TÂM THỨC, lưu giữ các thông tin của các lộ trình tâm trong quá khứ. Các thông tin đó gồm những tri thức hiểu biết, những kinh nghiệm, thói quen đã được học hỏi, rèn luyện trong quá khứ, trong đó có vô minh chấp ngã, có Dục ái, Hữu ái và Phi hữu ái. Dục ái là tham ái và ràng buộc với những niềm vui hạnh phúc vật chất và tinh thần do sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái … khởi lên. Hữu ái là tham ái và ràng buộc với sự sống, sự hiện hữu có thân xác ( sắc ái ). Phi Hữu ái là tham ái và ràng buộc với sự hiện hữu không có thân xác, chỉ có linh hồn ( vô sắc ái ).
Khi Căn tiếp xúc Trần sẽ phát sinh đồng thời Thọ và Tưởng ( XÚC – [ Thọ – Tưởng ]) nghĩa là Con người ( Căn ) tiếp xúc với Covit 19 ( Trần ) phát sinh Cảm giác ( đối tượng thực tại ) đồng thời phát sinh tâm biết trực giác Ghi nhận các đối tượng thực tại đó. Đây là tâm biết phát sinh nơi các giác quan có phận sự ghi nhận ( hay thu thập ) các dữ liệu thông tin về đối tượng thực tại nhưng không có nhiệm vụ xử lý các thông tin đó. Tiếp đến tế bào thần kinh não bộ ( ý căn ) sẽ xử lý các thông tin đó, gồm Tà niệm – Tà tư duy – Tà tri kiến. Do Tà niệm ( Trí nhớ tà ) tìm kiếm, kích hoạt các thông tin vô minh chấp ngã, dục ái, hữu ái trong bộ nhớ mà Tà tư duy ( Tư duy tà ) sẽ phân tích so sánh, đối chiếu thông tin mà tâm biết trực giác cung cấp với các thông tin do Trí nhớ tà kích hoạt. Hành vi tư duy sẽ đưa đến kết luận và kết luận đó chính là nội dung tâm biết ý thức Tà tri kiến ( Hiểu biết tà, Hiểu biết sai ).
a – Tà niệm kích hoạt Hữu ái : Lúc khỏe mạnh tuy thông tin Hữu ái có trong bộ nhớ nhưng không được kích hoạt, nên không ai sợ chết, không ai có nỗi khổ vì sợ chết nhưng khi đại dịch xẩy ra thì Tà niệm kích hoạt Hữu ái nên Tà tri kiến khởi lên hiểu biết sự sống, sự hiện hữu, tính mạng cao quý, kỳ diệu, nhiệm màu của Ta đang bị đe dọa. Lúc đó chính là Hữu ái đồng nghĩa với THAM SỐNG SỢ CHẾT khởi lên chi phối tâm và do vậy Sợ hãi chết, một dạng tâm Sân khởi lên. Và do Sân, sợ hãi chết mà phát sinh các tâm hành, các lời nói, hành động xẩy ra theo phản ứng dây chuyền nối tiếp nhau như những con bài domino. Và do lời nói, hành động phát sinh từ nỗi sợ chết bao trùm, áp đảo nhân loại mà thế giới bị đảo lộn, cuộc sống bị đảo lộn, mọi công việc, mọi kế hoạch, mọi tính toán bị đình trệ, phá sản, mọi hoạt động bình thường của thế giới gần như tê liệt… Vậy mọi nỗi khổ sở, hoảng loạn phát sinh trong đại dịch là do Tâm Ham Sống Sợ Chết, tức do Hữu ái, do Tham ái sự sống, bám víu sự sống mà phát sinh. Bản chất của nỗi khổ này là “Cầu bất đắc khổ”, nghĩa là do Hữu ái, do tham ái sự sống sự hiện hữu nên bị ràng buộc bởi mong cầu cho sự sống, sự hiện hữu của Ta được an toàn, được ổn định, được vĩnh viển nhưng nay mong cầu đó không được toại nguyện, sự sống, sự hiện hữu của Ta bị uy hiếp nghiêm trọng. Vì mong cầu mà không được toại nguyện nên sầu bi khổ não khởi lên. Vậy Khổ và Nguyên nhân Khổ này là Tâm chứ không phải Cảnh, phát sinh nơi Nội Tâm mỗi người chứ không phải nơi Thế giới ngoại cảnh, không phải từ ai đó, từ một tổ chức nào đó hay từ một thế lực siêu nhiên nào đó bên ngoài gây ra cho con người.
b – Do Tà niệm kích hoạt Dục ái tức là những thông tin tham ái, nắm giữ, ràng buộc với những niềm vui hạnh phúc đã xẩy ra trong quá khứ, Ta đã có trong quá khứ mà nay do đại dịch những cái đó mất đi, cho nên sầu bi khổ não khởi lên. Biết bao đau khổ, thống khổ mà nhân loại phải trải qua trong đại dịch do bị MẤT NIỀM VUI, HẠNH PHÚC đã có, do nhà máy không hoạt động, do công ty bị phá sản, do chuỗi cũng ứng ngừng hoạt động, do không có nguyên liệu, do không xuất khẩu được, do khách sạn nhà hàng đóng cửa, do chứng khoán lao dốc, do mất việc làm, do máy bay, tàu thuyền ngưng hoạt động, do các lễ hội, các hoạt động nghệ thuật bị đình chỉ, do không có doanh thu, không có tiền lương …Đối với người bị bệnh, do yêu thích trạng thái khỏe mạnh và ràng buộc với trạng thái khỏe mạnh nên khi bị dịch bệnh trạng thái khỏe mạnh bị mất đi thì lúc đó sầu bi khổ não khởi lên là do bị Mất trạng thái khỏe mạnh ( mất hạnh phúc ).
Do tham ái và ràng buộc với những đối tượng Dễ chịu ( mang đến niềm vui hạnh phúc ) nên khi đại dịch bị mất đi những đối tượng Dễ chịu đó làm phát sinh khổ nơi nội tâm ( gọi là Hoại khổ ) nhưng hiện tại lại phải đối diện với những đối tượng Khó chịu về vật chất và tinh thần ( thức ăn dở, khu cách ly tồi tệ, nóng bức, không điều hoà, thiếu tiện nghi, thiếu tiền bạc … ) nên Sân, tức tối giận dữ khởi lên. Sân này là một biến thể của Tham ái và do Sân sẽ phát sinh sầu bi khổ não ( gọi là Khổ khổ ). Riêng đối với người bị bệnh, trên thân thể xuất hiện các cảm giác đau nhức, khó chịu thì Sân khởi lên và do vậy Khổ khởi lên. Trong mùa dịch không đi làm, không ra khỏi nhà vì giới nghiêm, vì bị phong tỏa nên cha mẹ con cái gần gủi nhau nhiều hơn nhưng vì sở thích khác nhau, quan điểm khác nhau nên có nhiều gia đình xẩy ra tranh cải nhiều hơn, hơn thua nhau nhiều hơn, sân hận nhiều hơn, bạo lực gia đình nhiều hơn và khổ não cũng nhiều hơn.
Do tham ái và ràng buộc với các đối tượng Dễ chịu nên khi đại dịch xẩy ra, các đối tượng Dễ chịu mất đi nên hiện tại phải đối diện với đối tượng Khó chịu hoặc đối tượng Trung tính ( Không dễ chịu cũng không khó chịu ). Nếu là đối tượng Khó chịu thì Sân khởi lên và phát sinh Khổ khổ như đã nói trên, còn đối diện đối tượng Trung tính thì không tham, không sân nhưng sẽ ĐI TÌM MỘT ĐỐI TƯỢNG DỄ CHỊU ĐỂ THAY THẾ ĐỐI TƯỢNG TRUNG TÍNH. Hành vi này thuật ngữ Phật học gọi là SI và do Si mà sầu bi khổ não khởi lên. Loại khổ do Si làm phát sinh gọi là Hành khổ. Tham và Hoại khổ do tham khởi lên, Sân và Khổ khổ do Sân khởi lên là thô, nên dễ dàng quan sát và thấu hiểu nhưng Si và Hành khổ do Si khởi lên rất vi tế, rất khó quan sát, rất khó thấu triệt. Bài viết này chỉ đề cập một vài chi tiết về Si và Hành khổ do Si khởi lên trong mùa dịch. Mùa dịch bệnh mọi việc gần như tê liệt, giáo tiếp ít đi, công việc ít đi, đi chuyển ít đi, phải ở yên một chỗ đặc biệt là những người bị cách ly … và đó là trạng thái trung tính, không dễ chịu cũng không khó chịu và lúc đó xuất hiện tâm lý nhàm chán. Lúc đó tâm Si khởi lên đưa đến suy nghĩ, tìm kiếm Niềm Vui để thay thế tình trạng trung tính, nhàm chán hiện tại. Nếu không có dịch thì có thể đi chơi, ăn uống, gặp bạn bè trò chuyện hay chỉ cần xách xe chạy một vòng là giải tỏa được tâm lý đó nhưng nay đang cách ly thì không thể, cho nên càng tù túng hơn. Có người không biết làm gì phải đưa túi gạo 5 ký ra đếm xem bao nhiêu hạt để giết thời gian. Trong cuộc sống nếu phải ăn mãi món đó cho dù lúc đầu rất ngon rồi cũng đến lúc nhàm ( trung tính ), cũng y như vậy trong đại dịch kể cả truy cập intenet để tìm kiếm niềm vui, giải trí trong đó rồi cũng sẽ nhàm, trung tính và tâm si lại suy nghĩ tìm kiếm một cái gì hay hơn để thay thế. Tâm si khởi lên chính là mong cầu tìm kiếm niềm vui để thay thế tình trạng trung tính, nhàm chán trong hiện tại nhưng không thỏa mãn được mong cầu ấy trong mùa dịch nên sầu bi khổ não khởi lên. Khổ này gọi là Hành khổ và là nỗi khổ này rất ghê ghớm, nỗi khổ của mất tự do, nỗi khổ tù túng mà ai cũng cảm nhận rõ ràng.
Những nỗi khổ trong mùa dịch do Dục ái được kích hoạt ( gồm tham sân si ) bản chất cũng là “ Cầu bất đắc khổ”, là mong cầu mà không được nên nó là Tâm chứ không phải Cảnh, nó phát sinh từ Nội Tâm mỗi người chứ không phải từ Covid 19, không phải từ một tổ chức, một cá nhân nào đó nơi Thế giới ngoại cảnh mà đến với con người.
Tóm lại, những nỗi khổ mà con người cảm nhận trong mùa dịch phát sinh từ Nội Tâm mỗi người và Nguyên nhân khổ là Hữu ái và Dục ái được lưu giữ trong bộ nhớ tâm thức được kích hoạt. Đặc biệt là Hữu ái, tham ái sự hiện hữu, tham ái sự sống khi được kích hoạt trong đại dịch này đã làm cho nhân loại khổ sở điêu đứng. Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều biến cố, nhiều khổ đau, hoảng loạn do suy thoái kinh tế, do thiên tai nhưng nỗi khổ không ghê ghớm như lần này, vì lúc đó chỉ có Dục ái được kích hoạt và Hữu ái chỉ bị kích hoạt lẽ tẻ. Trong đại dịch này khi Hữu ái được kích hoạt đồng loạt trên phạm vi toàn thế giới thì hậu quả của nó là những phản ứng dây chuyện làm tê liệt cả thế giới.
Đa phần người học Phật chỉ mới thấy một phần nhỏ Dục ái chi phối và làm phát sinh Khổ trong đời sống nhân loại mà ít ai thấu suốt được Hữu ái ( sắc ái ) trong đó bao gồm cả Phi Hữu ái ( vô sắc ái ) chi phối và làm phát sinh nỗi khổ còn kinh khủng hơn rất nhiều so với Dục ái. Đại dịch cho thấy cái mà nhân loại trân quý nhất là tính mạng, không có cái gì trên đời này quan trọng hơn tính mạng. Ví như có một người có một ngàn tỷ đola tài sản nhưng phát hiện đang bị ung thư gan giải đoạn cuối, chỉ còn một tháng nữa sẽ chết và giả sử có một ai đó có phương thuốc kỳ diệu chữa khỏi căn bệnh, trả lại sự sống nhưng phải trả cả ngàn tỷ đola, phải trả bằng toàn bộ tài sản thì anh ta sẽ chấp nhận liền. Hữu ái ghê ghớm hơn Dục ái nên nỗi khổ do Hữu ái gây nên cũng ghê hướm hơn rất nhiều nỗi khổ do Dục ái gây, đặc biệt là nỗi khổ của tái sanh, của sinh tử luân hồi. Sự thật là trong tất cả nỗi sợ của con người thì nỗi sợ chết là kinh khủng nhất, bao trùm hết tất cả, nếu nỗi sợ chết chấm dứt thì những nỗi sợ khác không còn đáng kể.
Đương nhiên những thuyết minh này nhằm minh chứng một sự thật : Khổ và Nguyên nhân Khổ không sẵn có, không luôn luôn có nơi Thế giới ngoại cảnh mà Khổ thuộc về Tâm, phát sinh nơi Nội Tâm, Nguyên nhân Khổ là Tham ái bao gồm Dục ái, Hữu ái và Phi Hữu ái cũng phát sinh từ Nội Tâm nhưng đây mới chỉ là yếu tố CẦN mà chưa có yếu tố ĐỦ để xác quyết vấn đề. Để có đủ yếu tố CẦN và ĐỦ xác quyết vấn đề trên thì hãy quan sát Diệt đế và Đạo đế trong mùa dịch. ( còn tiếp ).
Ngày 31/03/2020.
THẤY SỰ THẬT GÌ QUA ĐẠI DỊCH COVID 19 (tiếp theo )
3 – Thấy biết sự thật Khổ diệt và Con đường Khổ diệt ( Diệt đế và Đạo đế ): Tương tự Khổ đế và Tập đế sẽ có hai loại hiểu biết về Khổ diệt và Con đường Khổ diệt :
a – HIỂU BIẾT SAI SỰ THẬT Khổ diệt và Con đường Khổ diệt : Nhân loại đã mặc định Khổ và Nguyên nhân Khổ là từ Thế giới ngoại cảnh mà đến với con người và cũng mặc định rằng Khổ diệt là khi có được, làm chủ được Hạnh phúc. Mà Hạnh phúc thì sẵn có, luôn luôn có, thường hằng, thường trú nơi thế giới ngoại cảnh, trong sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái … Vì vậy, Con đường đưa đến Khổ diệt là thay đổi thế giới ngoại cảnh, thay đổi hoàn cảnh sống. Nghĩa là Khổ Tập Diệt Đạo thuộc về thế giới ngoại cảnh. Từ cổ chí kim trong lịch sử nhân loại và các tôn giáo đều có một cách thức duy nhất để hết khổ là khám phá thế giới để thay đổi thế giới, thay đổi hoàn cảnh sống. Bây giờ cũng vậy, nhân loại hiểu biết mặc định rằng khi nào mà Covit 19 chấm dứt, bị tiêu diệt, cuộc sống trở lại bình thường như xưa thì Khổ bị diệt ( hết khổ ) và Con đường hay cách thức làm cho Khổ diệt là khám phá, phát minh các phương tiện, các loại thuốc, các loại vacxin để tiêu diệt, vô hiệu Covid 19. Vì vậy, trong giây phút này cho đến khi tìm ra vacxin tiêu diệt hết Covid 19 nhân loại sống trong tình trạng CHỊU ĐỰNG KHỔ VÀ CHỜ ĐỢI HẾT KHỔ, nghĩa là chịu đựng khổ trong giây phút hiện tại và chờ đợi, hy vọng chấm dứt khổ trong tương lai. Trong Phật giáo nhiều người có cách hiểu về Nhân Quả sai lạc đưa đến cách giải thích rằng Quả khổ mà nhân loại phải chịu bây giờ là là do con người đã gieo Nhân trong quá khứ và bây giờ Nhân đó trổ quá. Đó là một định nghiệp theo quy luật Nhân Quả và nếu người tu tin sâu Nhân Quả thì đương nhiên phải vui vẻ mà cam chịu cái nghiệp quả ấy, cam chịu cái khổ ấy, không thể nào tránh được. Tà kiến này được rất nhiều người chấp nhận và đương nhiên đó cũng là Chịu đựng khổ trong hiện tại và Chờ đợi, hy vọng sẽ hết khổ trong tương lai. Thực chất đây là quan điểm của Kỳ na giáo, tu để trả nghiệp, mà Đức Phật đã đề cập và phê phán nhiều lần trong kinh Nykaya. Cũng có tà kiến cho rằng Covid 19 là những linh hồn hung hãn, sân hận giết chết con người là do quá khứ nó là các sinh linh đã bị con người tàn ác, giết chết, ăn thịt trong quá khứ nên bây giờ phải khởi lòng từ bi thương xót nó, hồi hướng công đức cho nó được vãng sanh Tây phượng cực lạc thì lúc đó sẽ hết dịch….
Rồi sẽ đến một ngày Covid 19 sẽ chấm dứt, đại dịch sẽ chấm dứt, thế giới sẽ thay đổi vì tất cả mọi sự vật hiện tượng đều vô thường, không tồn tại mãi mãi nhưng con người sẽ KHÔNG HẾT KHỔ mà chỉ đổi cái khổ của dịch bệnh này lấy cái khổ khác mà thôi. Lịch sử nhân loại đã minh chứng cho điều đó, nghĩa là nếu so thế giới hôm nay với 10000 năm trước, 1000 năm, 100 năm hay 10 năm trước thì đã đổi thay rất nhiều, hiện đại, văn minh, giàu có hơn rất nhiều nhưng con người thì không hết khổ mà chỉ thay đổi nỗi khổ này bằng một nỗi khổ khác mà thôi. Vì sao vậy ? Vì con người đã hiểu sai về Khổ và Nguyên nhân Khổ nên cũng đã hiểu sai về Khổ diệt và Con đường Khổ diệt. Vốn Khổ và Nguyên nhân Khổ thuộc về Nội Tâm lại đi tìm Khổ diệt và Con đường Khổ diệt nơi Thế giới ngoại cảnh.
b – HIỂU BIẾT ĐÚNG SỰ THẬT Khổ diệt và Con đường Khổ diệt :
Khi Con người ( Sáu Căn ) tiếp xúc với Covid 19 ( Sáu Trần ) có thể xẩy ra nơi Mũi, Lưỡi, Thân căn và có thể phát sinh kết quả là một trận ốm với các Cảm giác khó chịu ( Khổ thọ ) nơi thân. Đây là một loại Khổ phát sinh trong mùa dịch, cái khổ nơi thân, cái khổ thứ 19 trong 19 loại khổ ( 18 loại khổ phát sinh nơi tâm do 18 ý hành ). Khi Covid 19 tiếp xúc với Mắt, Tai, Ý căn thì không phải tiếp xúc trực tiếp mà tiếp xúc gián tiếp, tiếp xúc với các hình ảnh, âm thanh, pháp trần có chứa thông tin Covid 19 không gây ra ốm đau, không làm phát sinh Khổ thọ trên thân. Nhưng cả 6 loại tương tác của Covidỷ 19 với 6 Căn ( Mắt Tai Mũi Lưỡi Thân Ý ) này đều khởi lên lộ trình tâm Tám Tà, kích hoạt Hữu ái, Dục ái, phát sinh Tham Sân Si làm phát sinh 18 cái Khổ nơi nội tâm ( Hoại khổ, Khổ khổ, Hành khổ ).
– Đối với cái khổ thứ nhất, Khổ thọ trên thân khi bị dịch bệnh là do Mũi, Lưỡi, Thân tiếp xúc trực tiếp với Covid 19 thì theo Lý Duyên Khởi phải làm sao để Hai tác nhân này không tiếp xúc, không tương tác với nhau thì sẽ không có cái khổ đó. Vì vậy, để Khổ thọ đó không có mặt, Khổ thọ đó diệt, phải đeo khẩu trang, phải vệ sinh sát khuẩn, phải cách y, phải hạn chế đi lại, phải hủy bỏ các lễ hội … như các tổ chức, các chính phủ đã áp dụng, đã khuyến cáo. Biện pháp này sẽ kết thúc khi nào một trong Hai tác nhân không còn, nghĩa là khi Covid 19 bị diệt đi hoặc là Con người được tiêm Vacxin đề kháng được Covid 19. Biện pháp này phù hợp với Quy luật Nhân Quả ( Hai Nhân tiếp xúc phát sinh Quả, Hai nhân Không tiếp xúc hoặc Một Nhân diệt thì không phát sinh Quả ) nên kết quả xẩy ra đã rõ ràng, không ai có thể phủ nhận. Nơi nào, tổ chức nào, quốc gia nào mà thực hiện nhanh chóng, nghiêm túc thì số người bị dịch bệnh ít đi và ngược lại. Phải công nhận rằng Khổ thọ này là do Covid 19 tiếp xúc trực tiếp Con người mà phát sanh nhưng so với cái khổ do Hữu ái và Dục ái thì nó rất nhỏ nhoi, không đáng kể đến. Gần như tất cả nhân loại đang đau khổ, đang hoảng loạn do Hữu ái và Dục ái khởi lên như đã nói trên nhưng so với hơn 7 tỷ người trên trái đất, số người mắc bệnh cúm có Khổ thọ này cho đến hôm nay ( 29/3/2020 ) chỉ hơn 500.000 người là rất nhỏ và số người chết là hơn 10 ngàn người là rất nhỏ so với dân số nhân loại. Và khổ thọ trên thân do bệnh của 5 trăm ngàn người này so với nỗi khổ toàn nhân loại đang trải qua thì có đáng là bao. Bản thân những người đang nằm viện vì bị cúm thì cái Cảm giác khố chịu trên thân mỗi người, cái Khổ thọ đó nhỏ nhoi vô cùng so với Hoại khổ, Khổ khổ , Hành khổ khởi lên nơi nội tâm do Dục ái và Hữu ái của họ. Tuy nhiên không thể đề phòng một cách tuyệt đối vì Covid 19 là siêu hình học, không thể thấy được sự di chuyển, lây lan của nó nên vẩn có thể bị bệnh và khi bị bệnh, Khổ thọ sẽ khởi lên thì phải kham nhẫn với nó, cho dù là Thánh hay Phàm. Một người đã giác ngộ, đã giải thoát khỏi sinh già bệnh chết khi bị dịch bệnh thì vẩn phải chịu đựng cái Khổ hữu dư, cái Khổ thọ còn dư sót này.
– Đối với cái khổ thứ hai do Hữu ái và Dục ái khởi lên: trên lộ trình tâm nếu Hữu ái và Dục ái được kích hoạt thì Khổ sẽ khởi lên. Hữu ái và Dục ái không bị kích hoạt thì khổ sẽ không có mặt, Khổ diệt. Vậy, làm thế nào để lộ trình tâm không kích hoạt Dục ái và Hữu ái để Khổ diệt ?
Phải thấu hiểu rằng khi Căn Trần tiếp xúc phát sinh đồng thời Thọ và Tưởng : XÚC – [ Thọ – Tưởng ] hay XÚC – [ Cảm giác – Ghi nhận ] nghĩa là do Xúc mà xuất hiện đối tượng ( Thọ, Cảm giác ) và đồng thời xuất hiện tâm biết trực tiếp giác quan có phận sự Ghi nhận thông tin đối tượng ( Tưởng ). Cụ thể Nhãn thức ghi nhận Cảm giác hình ảnh, Nhĩ thức ghi nhận Cảm giác âm thanh, Tỷ thức ghi nhận Cảm giác mùi, Thiệt thức ghi nhận Cảm giác vị, Thân thức ghi nhận Cảm giác xúc chạm, Tưởng thức ghi nhận Cảm giác pháp trần. Tiếp đến thông tin do tâm biết trực tiếp ( Tưởng ) ghi nhận sẽ được tế bào thần kinh não bộ xử lý ( theo cách nói của khoa học ) với lộ trình nối tiếp là Tà niệm – Tà tư duy – Tà tri kiến ( ý thức ). Quá trình xử lý thông tin thực chất là sự tương tác Hai Loại THÔNG TIN xẩy ra trong BÔ NHỚ TÂM THỨC chứa các loại thông tin trong cấu trúc ADN của tế bào thần kinh não bộ. Toàn bộ giai đoạn này gồm : XÚC – [ Cảm giác – Ghi nhận ] – Tà niệm – Tà tư duy – Tà tri kiến ( ý thức ) -… Nội dung của tâm biết ý thức Tà tri kiến sẽ có nội dung Vô minh, chấp ngã, Dục ái, Hữu ái, Phi Hữu ái. Có hai cách để không kích hoạt Vô minh, chấp ngã, Dục ái, Hữu ái, Phi Hữu ái.
Một là : Dừng lại tâm biệt trực tiếp, chỉ Ghi nhận đối tượng mà Tà niệm – Tà tư duy – Tà tri kiến không khởi lên bằng cách thay bằng lộ trình Chánh niệm – Chánh tinh tấn – Chánh định.
Hai là : thay thế ý thức Tà tri kiến bằng ý thức Chánh tri kiến có Minh không có vô minh chấp ngã, không có Dục ái, Hữu ái, Phi hữu ái bằng cách thay lộ trình Tà niệm – Tà tư duy – Tà tri kiến bằng lộ trình Chánh niệm – Chánh tư duy – Chánh tri kiến.
A – Cách thứ nhất, gọi là CHỈ, nghĩa là đình chỉ, dừng lại tâm biết trực tiếp giác quan, chỉ Ghi nhận ( hay nhận biết ) đối tượng mà không cho tâm biết ý thức Tà tri kiến khởi lên bằng cách thay thế Tà niệm – Tà tư duy – Tà tri kiến bằng Chánh niệm – Chánh tinh tấn – Chánh định. Lộ trình tâm sẽ xẩy ra như sau :
XÚC – [ Thọ – Tưởng ] – Chánh niệm – Chánh tinh tấn – Chánh định – <Tỉnh giác > hay để dễ hiểu hơn là :
XÚC – [ Cảm giác – Ghi nhận ] – Trí nhớ chánh – Tích cực chánh – Chú tâm chánh – < Tỉnh giác >
Lộ trình tâm này chỉ có tâm biết trực giác ( trực tiếp giác quan ) Ghi nhận đối tượng, tâm biết ý thức ( biết đối đó là cái gì, tính chất ra sao ) không khởi lên và gọi trạng thái như vậy là Tỉnh Giác. Để có lộ trình tâm này khởi lên với trạng thái Tỉnh Giác thì chỉ cần RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ CHÁNH ( Chánh niệm ) là NHỚ ĐẾN TÍCH CỰC CHÚ TÂM GHI NHẬN CÁC ĐỐI TƯỢNG NỔI TRỘI. Đó là xiết chặt răng lưỡi để tự nhiên như nhiên và hễ có một đối tượng nào nổi trội xuất hiện ( có thể là hình ảnh, âm thanh, mùi vị, xúc chạm hay pháp trần ) thì sẽ tự động xuất hiện sự chú ý vào đối tượng nổi trội đó. Lúc đó chỉ cần NHỚ ĐẾN Ghi nhận đối tượng, khởi lên hai từ GHI NHẬN thì chỉ có tâm biết trực giác Ghi nhận đối tượng mà thôi, không hề suy nghĩ tìm hiểu, nhận xét, đánh giá đối tượng. Tiếp đến đối tượng nổi trội khác xuất hiện lại chú tâm ghi nhận đối tượng nổi trội mới đó… Và nếu Trí nhớ Chánh, “nhớ đến tích cực chú tâm ghi nhận các đối tượng nổi trội” khởi lên liên tục không gián đoạn thì sẽ có sự chú tâm GHI NHẬN liên tục không gián đoạn từ đối tượng nổi trội này sang đối tượng nổi trội khác mà tâm biết ý thức không khởi lên, không suy nghĩ, tìm hiểu, nhận xét, đánh giá đối tượng. Phải thấy rằng, tại một thời điểm có thể có nhiều đối tượng xuất hiện ( thực chất là sinh diệt đan xen nhanh chóng )nhưng chỉ có một đối tượng nổi trội mới xuất hiện tâm biết ý thức, mới suy nghĩ, tìm hiểu, nhận xét, đánh giá đối tượng đó, còn các đối tượng khác, không nổi trội thì bỏ qua, tâm biết ý thức không khởi lên, chỉ có tâm biết trực tiếp ghi nhận đối tượng mà thôi. Vì vậy, khi thực hành NHỚ ĐẾN GHI NHẬN ĐỐI TƯỢNG NỔI TRỘI thì gần như tất cả mọi đối tượng chỉ có tâm biết Trực giác Ghi nhận các đối tượng mà không có tâm biết ý thức khởi lên. Trạng thái tâm này gọi là Tĩnh Giác. Lúc này thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, cảm nhận chỉ là cảm nhận không thêm bớt, nghĩa là đối tượng như thế nào thì ghi nhận như thể đó không thêm bớt bởi tri thức, khái niệm của tâm biết ý thức, không bị bóp méo, xuyên tạc, thiên vị bởi thích ghét. Hành giả chứng nghiệm được tâm biết trực giác (gọi là Tỉnh Giác ) không có khái niệm, không có ngôn từ, không có phân biệt ( vô niệm, vô ngôn, vô phân biệt ) trong đó vô niệm là không có khái niệm, khổ vui, đẹp xấu, ngon dở, thiện ác, thuận nghịch, không gian, thời gian …đặc biệt là không có khái niệm thời gian. Vì an trú Tỉnh Giác vô niệm, vô ngôn, vô phân biệt, tâm biết ý thức không khởi lên nên không có tư tưởng, không có suy nghĩ tìm hiểu nhận xét đánh giá đối tượng, nên kinh nghiệm được trạng thái trống rỗng, trống không, vắng lặng tham sân si, vắng lặng mọi khổ vui với bất kỳ đối tượng nào. Đây là Khổ diệt hay Niết bàn còn gọi là Giải thoát. Trạng thái giải thoát này do Chánh niệm – Chánh tinh tấn – Chánh định khởi lên nên gọi là Tâm Giải Thoát.
Khổ diệt trong cách tu Chỉ này là do an trú Tỉnh Giác, không có tâm biết ý thức Tà tri kiến nên không kích hoạt Dục ái, Hữu ái, Phi Hữu ái. Sự thực hành Trí nhớ chánh ( Chánh niệm ) này trong Tứ Niệm Xứ là Chánh niệm về thân gọi tắt là Niệm Thân, lộ trình tâm gọi tắt là Chánh niệm Tỉnh giác và đây là một lối sống, lối sống Chánh niệm Tỉnh giác. Sự thực hành Chánh niệm ( Nhớ đến tích cực chú tâm ghi nhận các đối tượng nổi trội ) phải thực hành trong mọi tư thế, khi tọa thiền, thiền hành và mọi sinh hoạt, mọi công việc hàng ngày trong cuộc sống. Phải thực hành cho được liên tục từ khi thức dậy buổi sáng mai cho đến khi lên giường đi vào giấc ngủ vào buổi tối. Lối sống này là lối sống thích nghi với mọi đối tượng, không thích ghét, không dính mắc ràng buộc, không khổ vui với bất kỳ một đối tượng nào, với bất kỳ công việc gì trong đời, với bất kỳ một hoàn cảnh nào. Cho dù đại dịch hay không đại dịch, cho dù đông vui hay vắng vẻ, cho dù cách ly hay không phải cách ly, cho dù bị bệnh hay không bị bệnh, cho dù nghèo hay giàu, cho dù ăn uống cao lương mỹ vị hay chỉ có cơm với muối, đi bộ hay đi xe, bất kỳ một hoàn cảnh, bất kỳ đối tượng nào kể cả tính mạng đang bị đe dọa nếu nhớ đến ghi nhận các đối tượng nổi trội thì nội tâm sẽ trống rỗng, trống không mọi lo lắng, sợ hãi, mọi toàn tính suy nghĩ, mọi khổ đau. Người đó sẽ chứng ngộ KHỔ CHẤM DỨT NGAY BÂY GIỜ VÀ TẠI ĐÂY khi đang trong đại dịch, không phải Chịu đựng và Chờ đợi hy vọng hết dịch mới hết khổ như đa phần nhân loại. Sống với Chánh niệm, nhớ đến tích cực chú tâm ghi nhận các đối tượng nỗi trội thì sẽ LÀM TỐT CÔNG VIỆC CỦA MINH, KHÔNG XEN VÀO VIỆC NGƯỜI KHÁC, KHÔNG LỘ LẮNG VIỆC CỦA TRỜI ĐẤT. Nghĩa là chú tâm vào công việc của mình không sao nhãng, không thích ghét, làm với Chánh định có Tích cực, Vui và Thoải mái nên khi đánh răng rửa mặt, tắm rửa, nấu ăn, lau nhà, chăm sóc con cái, làm đồng áng công xưởng, văn phòng …mọi công mọi việc sẽ hoàn thành tốt đẹp, không nghĩ tưởng đến bất kỳ cái gì, bất kỳ người nào thì sẽ không xen vào việc của người khác, không ca tụng cũng không phê bình chỉ trích bất cứ ai và làm việc với tâm rỗng không như vậy thì không lo lắng việc của trời đất, việc dịch bệnh, việc của Mỹ hay của Tàu.
Sự thực hành để an trú Khổ diệt (Niết bàn) này ai cũng có thể làm được nhưng chưa thể liên tục từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ ngay lập tức được, bởi đây là sự rèn luyện trí nhớ chánh để trở thành một thói quen không phải là việc dễ dàng. Khi không NHỚ ĐẾN chú tâm ghi nhận đối tượng nỗi trội gọi là mất Chánh niệm thì Tà niệm, NHỚ ĐẾN những chuyện theo THÓI QUEN Cũ lại khởi lên và Bát Tà Đạo với Tà tri kiến lại khởi lên. Vì vậy, phải kiên trì rèn luyện Trí nhớ chánh cho được liên tục, cho trở thành một thói quen mới, thói quen nhớ đến chú tâm ghi nhận đối tượng nổi trội. Đương nhiên khi tu Chỉ lộ trình tâm chủ yếu là dừng lại tâm biết trực giác đến khoảng 85% đến 90% nhưng còn khoảng 10% đến 15% lộ trình tâm vẩn có tâm biết ý thức khởi lên để tác ý làm việc nọ việc kia nhưng tâm biết ý thức đó lại là Chánh tri kiến. ( còn tiếp )
Ngày 01/04/2020
THẤY SỰ THẬT GÌ QUA ĐẠI DỊCH COVID 19 ( tiếp theo và hết )
B – Cách thứ hai gọi là QUÁN để thay đổi tâm biết ý thức từ Tà tri kiến thành Chánh tri kiến bằng cách thay Tà niệm – Tà tư duy – Tà tri kiến bằng Chánh niệm – Chánh tư duy – Chánh tri kiến. Lộ trình tâm đó sẽ khởi lên như sau :
XÚC – [ Thọ – Tưởng ] – Chánh niệm – Chánh tinh tấn – Chánh định – < Tỉnh giác > – Chánh tư duy – Chánh tri kiến … hay để dễ hiểu hơn là :
XÚC – [ Cảm giác – Ghi nhận ] – Trí nhớ chánh – Tích cực chánh – Chú tâm chánh – < Tỉnh giác > – Tư duy chánh – Hiểu biết chánh …
Để thực hành Quán, thay đổi ý thức Tà tri kiến thành ý thức Chánh tri kiến phải theo lộ trình Văn – Tư – Tu, nghĩa là có 2 bước : Chuẩn bị gồm Văn – Tư và Thực hành là Tu. Chuẩn bị gồm Nghe giảng hoặc nghiên cứu kinh điển để Hiểu Biết Đúng Sự Thật về sự giác ngộ của Phật là “Tuệ tri sự sinh diệt của Thọ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của Thọ”. Tuệ tri duyên khởi, tuệ tri vô thường, vô chủ sở hữu ( vô ngã ), tuệ tri khổ tập diệt đạo, tuệ tri vô minh, minh … Lượng thông tin tuệ tri này gọi là Văn tuệ được lưu vào bộ nhớ với tên gọi là MINH. Nhờ Văn tuệ này mà sẽ tư duy (Tư ) để hiểu biết sâu sắc, rộng lớn hơn gọi là Tư tuệ, nó sẽ làm cho thông tin MINH được nổi trội hơn thông tin VÔ MINH trong bộ nhớ. Nhờ chuẩn bị MINH trong bộ nhớ như vậy mà lộ trình tâm QUÁN mới khởi lên khi thực hành Chánh niệm ( Trí nhớ chánh ) về Thọ, về Tâm, về Pháp gọi tắt là Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp. Trên nền tảng Niệm Thân, nhớ đến chú tâm ghi nhận các đối tượng nổi trội nên khi Niệm Thọ, sau khi chú tâm ghi nhận đối tượng nổi trội thì Chánh tư duy khởi lên làm phát sinh tâm biết ý thức Chánh tri kiến, BIẾT ĐÚNG SỰ THẬT đối tượng đó là Thọ ( Cảm thọ ), biết Thọ đó là loại Cảm giác gì, do Căn Trần nào tiếp xúc mà phát sinh, biết các Thọ đó vô thường, vô chủ sở hữu ( vô ngã ). Đây là tâm biết ý thức Chánh tri kiến, biết đúng sự thật về đối tượng do quán sát đối tượng ĐANG XẨY RA chứ không phải là suy nghĩ về đối tượng trong quá khứ, nên Đức Phật đã dùng từ “quán thọ nơi thọ” để chỉ cho hành vi quán sát trực tiếp này. Cũng y như vậy, khi quán tâm nơi tâm, quán pháp nơi pháp là quán sát trực tiếp các sự kiện đang xẩy ra để hiểu biết đúng sự thật về các sự kiện đó. Đây chính là chuyển Văn tuệ và Tư tuệ đã học, đã tư duy ứng dụng vào thực tiễn, ứng dụng vào “hiện trường”, cũng có nghĩa là hành giả đang thực sự SỐNG VỚI CHÁNH TRI KIẾN. Với Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp được rèn luyện từng phần ( bài viết không thể trình bày cách tu tập chi tiết ) sẽ thành tựu dần dần nhưng mục đích là đạt đến lối sống Chánh tri kiến, diển tả một cách tóm tắt là : Sau khi thấy nghe, cảm nhận đối tượng thì BIẾT ĐỐI TƯỢNG BỞI CHÁNH TRI KIẾN, nghĩa là biết đúng sự thật, đối tượng đó là Thọ ( cảm giác ), do Căn Trần tiếp xúc mà phát sanh, nó là Tâm chứ không phải Vật, nó vô thường, vô ngã, nó có vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly ( đọc bài Trung Đạo trên FB Đại Đức Nguyên Tuệ ). Khi biết các sự vật hiện tượng đang xẩy ra với Chánh tri kiến như vậy thì kinh nghiệm được ngay liền : Không yêu thích, không chán ghét, độc lập không ràng buộc, giải thoát không hệ lụy, không có khổ vui với bất kỳ đối tượng nào. Đây là Giải thoát và Giải thoát này do Chánh tri kiến, là Trí tuệ khởi lên nên gọi là Tuệ giải thoát. Khi mà lộ trình tâm có Chánh tư duy – Chánh tri kiến khởi lên như vậy thì Khổ chấm dứt ngay bây giờ và tại đây với bất kỳ đối tượng, hoàn cảnh nào, đại dịch hay không đại dịch, bị bệnh hay không bị bệnh, giàu hay nghèo, đói hay no, nóng hay lạnh … Vì sao vậy ? Vì khi Chánh niệm – Chánh tư duy – Chánh tri kiến khởi lên thì Tà niệm – Tà tư duy – Tà tri kiến không khởi lên, không kích hoạt Dục ái, Hữu ái, Phi Hữu ái và khi Dục ái, Hữu ái, Phi Hữu ái không có mặt thì Khổ không có mặt, lúc đó là giải thoát khổ hay thuật ngữ Phật học gọi là Niết bàn. Khi tu Quán, có những đối tượng nổi bật thì lộ trình tâm sẽ có lời nói hành động khởi lên nhưng lời nói hành động này là do Chánh tri kiến nên sẽ không có tham sân si và gọi là Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng. Lộ trình tâm tổng quát sẽ là :
XÚC – [ Thọ – Tưởng ] – Chánh niệm – Chánh tinh tấn – Chánh định – <Tỉnh giác> – Chánh tư duy – Chánh tri kiến – Như lý tác ý – {Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng} hay dễ hiểu hơn là :
XÚC – [Cảm giác – Ghi nhận] – Trí nhớ chánh – Tích cực chánh – Chú tâm chánh -<Tỉnh giác>- Tư duy chánh – Hiểu biết chánh – Quyết định đúng – { Lời nói chánh, Hành động chánh, Nuôi mạng chánh}
Đây chính là lộ trình tâm Tám Chánh hay Bát Chánh Đạo.
Khi tu QUÁN Chánh tri kiến hay Trí tuệ được tu tập, được rèn luyện nên Hiểu biết đúng sự thật về Khổ, Nguyên nhân Khổ, Chấm dứt Khổ và Con đường Chấm dứt Khổ được đầy đủ, được sâu rộng đặc biệt là Khổ đế và Tập đế. Biết như thật rằng hiện hữu trên đời này thì vui ít khổ nhiều, não nhiều mà nguy hiểm lại càng nhiều hơn và sau khi chết do Hữu ái mà phát sinh Thức tái sinh trở thành Hoá sanh, cho dù là hoá sanh đó gọi là chư thiên đi nữa thì vẩn phải chịu nỗi thống khổ còn hơn nỗi khổ của kiếp người và sau khi hết kiếp Hoá sanh lại tiếp tục vào trứng sanh hoặc thai sanh … Và kiếp luân hồi cùng nỗi khổ cứ lặp đi lặp lại như thế và sự thật là kẻ phàm không có chết đi mà sự thực là chỉ “qua đời”, chỉ chuyển từ đời này sang đời khác trong cái vòng luân hồi bất tận. Người trí thấy Khổ đế và Tập đế thì sợ hãi, lông tóc dựng ngược nhưng lại biết có một con đường khác thoát khỏi thế gian thoát khỏi sinh tử luân hồi, đó là Bát Chánh Đạo. Người trí thấy được vấn đề, thấy được cách giải quyết vấn đề, định hướng lại cuộc đời, hướng đến mục đích Chấm dứt khổ ngay bây giờ và tại đây, Chấm dứt tái sanh trong tiến trình chết, Chấm dứt sinh tử luân hồi đạt đến Vô thượng an ổn khỏi mọi khổ ách. Chấm dứt sinh tử luân hồi là chấm dứt hiện hữu với bất kỳ hình thức nào, bất kỳ nơi chốn nào. Hãy hình dung một người trong thời gian tỉnh thức ban ngày từ 6 giờ sáng đến 10 giờ đêm là đang hiện hữu và khi đang hiện hữu thì có cả khổ lẩn vui nhưng vui thì ít khổ thì nhiều, não nhiều mà nguy hiểm lại càng nhiều hơn. Tối từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng người đó ngủ một giấc say không mộng mỵ và khoảng thời gian đó tương đương không hiện hữu. Trong thời gian ngủ say không mộng mỵ, tương đương với không hiện hữu, không tồn tại cả khổ cả vui nếu so với khoảng thời gian ban ngày cho dù là một ngày tràn đầy hạnh phúc, khổ chỉ có một chút xíu nho nhỏ thôi thì đương nhiên khoảng thời gian ngủ say không mộng mỵ, tương đương không hiện hữu ấy sẽ HAY HƠN rất nhiều. Nghe đến đây nhiều người mơ ước giá mà ngủ say vĩnh viển không bao giờ tỉnh dậy nữa thì hay biết mấy, nó sẽ không còn phải chịu mọi đau khổ cả thân lẫn tâm nữa. Hình dung một người giác ngộ khi chết, gọi là nhập diệt chấm dứt sinh tử luân hồi, chấm dứt hiện hữu cũng tương tự như ngủ say không mộng mỵ, nghĩa là khi chết giống như đi vào một giấc ngủ say không mộng mỵ vĩnh viển, sáu căn chấm dứt hoạt động không phát sinh thức tái sanh, không còn hiện hữu với bất kỳ hình thức nào, bất kỳ nơi chốn nào. Để chấm dứt được tái sanh luân hồi trong tiến trình chết thì phải chấm dứt được Hữu ái trong tiến trình chết bởi chính Hữu ái, chính Ham sống sợ chết được kích hoạt trong tiến trình chết là Nguyên nhân phát sinh Thức tái sanh nối tiếp sự hiện hữu, nối tiếp khổ. Để chấm dứt Hữu ái trong tiến trình chết phải tư duy, phải quán sát sự thật còn hiện hữu là còn khổ, còn tái sanh còn bị sanh ra là còn khổ. Phải chấm dứt cái thấy sai lạc cho rằng sự sống của mình và của chúng sanh là mầu nhiệm, là cao cả, là quý giá phải trân quý, phải bảo vệ cái sự sống đó. Phải quan sát, tư duy để không còn nuôi lớn, chăm bẵm cái mần mống của tái sanh mà phải cắt đứt nó tận gốc rễ. Giống như có một cây lớn phải chặt nó xuống, phải đào lên mọi rễ cái rễ con, nhặt nhạnh hoa quả, cành lá, phải cưa ra thành từng khúc, chẻ nhỏ ra, phơi khô, đem đốt đi và rải tro đó xuống dòng nước chảy thì cái cây đó không còn tái sanh được nữa. Người trí biết rõ đích đến là như vậy, quyết tâm đây là kiếp sống cuối cùng, sau kiếp sống này không còn kiếp sống nào nữa, hàng ngay tu tập Chỉ và Quán đặc biệt là tiến trình chết thì sẽ không còn tham sống sợ chết, không còn sợ hãi dịch bệnh, không hề sợ hãi khi bị dịch cúm cũng như bất kỳ một bệnh nan y nào. Người đó sẽ đón nhận cái chết do bất kỳ lý do gì như là một cơ hội giải thoát tối hậu, vô thượng an ổn thoát mọi khổ ách.
Như vậy, lộ trình tâm Tám Chánh khởi lên do TU CHỈ hoặc TU QUÁN hoặc là Chỉ Quán đan xen ( Chỉ Quán Đồng Tu ) và kết quả là an trú Tâm Giải Thoát, Tuệ Giải Thoát. Khi một người sống với lộ trình tâm Bát Tà Đạo, sống với tâm biết Ý thức Tà tri kiến là sống với vô minh chấp ngã, sống với Dục ái, Hữu ái, Phi Hữu ái, sống với Khổ và Vui của thế giới ngoại cảnh, mặc định rằng KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO thuộc về thế giới bên ngoài. Khi người đó sống với lộ trình tâm Bát Chánh Đạo, sống với tâm biết Tỉnh giác và tâm biết Ý thức Chánh tri kiến là sống với Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát, không còn Khổ Vui với thế giới ngoại cảnh, người đó biết với Trí tuệ KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO thuộc về Nội tâm chứ không phải thuộc thế giới bên ngoài. Người đó biết đúng như thật, người đó tuệ tri nội tâm vắng mặt Tham Sân Si, không thích, không ghét, không khổ không vui với bất kỳ một cái gì ở trên đời. Đó chính là Tuệ tri Khổ diệt hay Tuệ tri Niết bàn. Tuy bình thản, không khổ vui với bất kỳ cái gì ở trên đời ( thế giới bên ngoài ) nhưng nội tâm vẩn có Tích cực, Vui, Thoải mái do Chánh tinh tấn – Chánh định phát sinh. Người đó vẩn sống với hoàn cảnh như trước, vẫn tài sản đó, vẩn công việc đó, vẩn những con người đó, vẩn những mối quan hệ đó, vẩn môi trường đó … nhưng tâm đã thay đổi từ Tám tà sang Tám chánh nên không còn bị chi phối bởi hoàn cảnh, không còn khổ vui với hoàn cảnh nên không có đại dịch hay có đại dịch Covid 19 người đó vẩn bình an, vẩn an nhiên tự tại. Vậy thì, để Hết Khổ phải thay đổi Tâm chứ không phải thay đổi Thế giới bên ngoài, không phải thay đổi Cảnh.
Thay đổi tâm là thay đổi lộ trình tâm Tám tà ( Bát Tà Đạo ) sang lộ trình tâm Tám Chánh ( Bát Chánh Đạo ) cũng xẩy ra theo Quy luật Nhân Quả hay Định Lý Duyên Khởi nghĩa là Hai Nhân tiếp xúc với nhau mới phát sinh Quả. Hai Nhân không tiếp xúc với nhau hoặc Một Nhận diệt đi thì cũng không có Quả. Sự tiếp xúc, tương tác này xẩy ra giữa Hai Loại Thông Tin. Một là THÔNG TIN bên ngoài do tâm biết trực tiếp giác quan ghi nhận đối tượng khi sáu Căn tiếp xúc sáu Trần phát sinh nơi các giác quan. Hai là THÔNG TIN Pháp trần được lưu giữ trong bộ nhớ, nơi tế bào thần kinh não bộ được Trí nhớ ( Niệm ) kích hoạt. Hình dung điều này tương tự như trong mạng Internet có rất nhiều loại thông tin và trong điện thoại thông minh cũng cài đặt nhiều phần mền tức nhiều loại thông tin. Hai loại thông tin trên mạng và trong điện thoại đó sẽ tương tác với nhau nhưng không phải bao giờ nó cũng tương tác với nhau. Hai nhân đó phải có “duyên” hay “điều kiện” mới tương tác được. Đó là khi bấn ứng dụng FB trên máy điện thoại thì chỉ có thông tin FB trong điện thoại tương tác được với thông tin FB trên mạng, không tương tác được với các thông tin khác trên mạng.
Nếu một người không có Văn tuệ, không có thông tin MINH lưu trong bộ nhớ, chỉ có duy nhất một loại thông tin VÔ MINH, thì Niệm sẽ kích hoạt thông tin VÔ MINH ( vô minh chấp ngã, dục ái, hữu ái, phi hữu ái ) và kết quả là Tà niệm khởi lên và toàn bộ Bát Tà Đạo sẽ tự động tuần tự khởi lên theo quy luật duyên khởi như một lập trình đã cài đặt. Nếu một người có Văn tuệ, có MINH trong bộ nhớ thì sẽ có hai khả năng :
– Một là : Thông Tin bên ngoài tương tác với Thông Tin VÔ MINH thì Tà niệm khởi lên và Bát Tà Đạo tuần tự khởi lên.
– Hai là : Thông Tin bên ngoài tương tác với Thông Tin MINH thì Chánh niệm sẽ khởi lên và Bát Chánh Đạo sẽ tuần tự khởi lên theo quy luật duyên khởi.
Đối với vị hữu học thì việc tu tập Bát Chánh Đạo là ngăn chặn, không cho Thông Tin bên ngoài tiếp xúc với Thông Tin VÔ MINH để không cho Bát Tà Đạo khởi lên, tương tự như đeo khẩu trang, cách ly không cho Covid 19 tiếp xúc với Con người. Đây là thời kỳ thực hành Chánh niệm để Thông Tin từ ngoài vào không tiếp xúc với Thông Tin VÔ MINH trong bộ nhớ mà chỉ tiếp xúc với Thông Tin MINH. Tuy Một Nhân là VÔ MINH vẩn còn đó nhưng không có Xúc nên Bát tà Đạo không khởi lên, vô minh chấp ngã không khởi lên, Tham Sân Si không khởi lên, Phiền não không khởi lên. Nhưng đó chỉ là NHIẾP PHỤC không cho khởi lên chứ chưa phải ĐOẠN TẬN. Khi Chánh tri kiến của vị hữu học được tu tập, được làm cho viên mãn thì thông tin MINH “xoá” thông tin VÔ MINH trong bộ nhớ tâm thức thì sẽ xẩy ra sự đột chuyển trong “thẳm sâu tâm thức”, lúc này mới ĐOẠN TẬN. Đó là quả Alahan, là giải thoát tối hậu, trở thành vô học đạo, không còn phải học, phải hành nữa. Tương tự như khi Một Nhân diệt thì không còn quả, VÔ MINH diệt thì không còn quả Bát Tà Đạo nữa, lúc này vô minh chấp ngã, Tham Sân Si, Phiền não được đoạn tận, giống như Covid 19 diệt thì không còn phải đeo khẩu trang, không còn phải cách ly nữa.
Kết luận : Đại dịch rồi sẽ qua, cách ly 14 hay 21 ngày rồi sẽ qua, tất cả rồi sẽ qua cho dù sự việc có tốt đẹp hay khắc nghiệt tới đâu đi nữa vì tất cả đều do duyên khởi nên đều vô thường, vô chủ sở hữu . Nhưng sẽ có hai cách đi qua cho nhân loại lựa chọn. Cách thứ nhất là qua với lộ trình tâm Bát Tà Đạo, qua với lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn, đau khổ. Cách thứ hai là đi qua với tâm Bát Chánh Đạo với Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát, bình an tự tại. Bài học cho người trí, cho những ai muốn học hỏi khám phá sự thật, cho những ai muốn hết khổ là : Khi đại dịch Covid 19 xẩy ra đại trà trên toàn thế giới thì có hai loại khổ chi phối đời sống nhân loại. Một là những người bị bệnh do tiếp xúc trực tiếp với Covid 19 sẽ có Khổ thọ, là những Cảm giác khó chịu xuất hiện trên thân. Hai là nỗi khổ nội tâm do Tham ái ( Hữu ái và Dục ái ). So sánh hai loại khổ này thì Khổ thọ, Cảm giác khó chịu nơi thân của người bệnh so với nỗi khổ nội tâm của họ do tham ái, do tham sống sự chết, do mất đi những điều kiện sống tốt đẹp, do phải cách ly, do phải điều trị, do mất tự do, tù túng … kinh khủng hơn rất nhiều. Đối với người không bị bệnh, đây là đa số nhân loại không có Khổ thọ trên thân do không bị bệnh nhưng nỗi khổ nội tâm do Tham ái ( do Hữu ái và Dục ái ) là nỗi khổ khủng khiếp vẩn bao trùm nhân loại tuy thân họ không bị bệnh. Tương tự như vậy, trong đời sống nhân loại xẩy ra hàng ngày cũng có hai loại khổ. Một là Khổ thọ, Cảm giác khó chịu xuất hiện trên thân do Thân Căn, là một trong sáu căn tiếp xúc với thế giới ngoại cảnh mà phát sinh. Hai là Khổ phát sinh nơi nội tâm do Dục ái, Hữu ái và Phi Hữu ái. Nỗi khổ thứ nhất là Khổ thọ trên thân ( do môi trường sống ) so với Nỗi khổ thứ hai do Tham ái chỉ là 1/19, tức chỉ khoảng xấp xỉ 5% toàn bộ nỗi khổ của con người. Nỗi khổ thứ nhất có thể chấm dứt được do thay đổi môi trường, thay đổi thế giới nhờ các phát minh khoa học, nhờ phát minh ra các loại thuốc, các loại vacxin, nhờ tăng trưởng kinh tế nhưng Nỗi khổ thứ hai, nỗi khổ chính, căn bản chiếm đến 95% nỗi khổ con người thuộc về Nội tâm thì chỉ có thay đổi tâm từ Bát Tà Đạo sang Bát Chánh Đạo mới chấm dứt được. Nhưng hiểu biết sai của nhân loại là toàn bộ nỗi khổ đều do thế giới ngoại cảnh gây ra, nên đa phần nhân loại từ cổ chí kim chỉ khám phá thế giới ngoại cảnh để thay đổi thế giới, thay đổi hoàn cảnh sống để mong cầu hết khổ chứ không khám phá tâm để thay đổi tâm. Đương nhiên thay đổi thế giới cũng hết khổ nhưng chỉ hết được 5% nỗi khổ nên nếu một người thành đạt, giàu có, khỏe mạnh, nổi tiếng đến đâu chăng nữa cũng chỉ chấm dứt được 5% nỗi khổ còn 95% nỗi khổ thì vẩn y nguyên. Và sự thật, hết được 5% nỗi khổ đó chỉ là tạm thời bởi tất cả đều không chắc chắn, không vĩnh cửu mà vô thường sinh diệt như đại dịch đã chứng minh, bao nhiêu công sức, nỗ lực, cố gắng nhằm đưa đến hết khổ bổng nhiên tan thành mây khói bởi đại dịch. Nếu một người thấu triệt và tu tập Tứ Thánh Đế, khám phá và thay đổi tâm thì sẽ chấm dứt được 95% đến 99% nỗi khổ, còn dư sót một ít Khổ thọ trên thân không đáng kể. Nhưng Chánh tri kiến không phản đối khoa học, không phản đối thay đổi hoàn cảnh sống, không phản đối các tiện nghi bởi nó đã phần nào giảm thiểu được nỗi khổ của nhân loại mà Chánh tri kiến hiểu rằng phải làm các công việc đó hàng ngày bởi tâm Bát Chánh Đạo không có tham sân si thì sẽ hết khổ ngay khi đang làm. Nhưng đây lại là những điều sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt qua MỌI TƯ DUY LÝ LUẬN SUÔNG, tế nhị, chỉ có người trí mới có khả năng lĩnh hội, là pháp thiết thực hiện tại, ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY, chứ không phải Đến để nhờ người khác thấy hộ hay Đến để thấy hộ người khác.