CÓ PHẢI “GIANG SƠN DỄ ĐỔI, TÂM TÁNH KHÓ DỜI KHÔNG” ?

CÓ PHẢI “GIANG SƠN DỄ ĐỔI, TÂM TÁNH KHÓ DỜI KHÔNG”

Tất cả nhân loại, già trẻ, gái trai, giàu nghèo, ngu trí, dân tộc, tôn giáo nào cũng đều có mong ước giống nhau. Mong ước bao trùm, mong ước của mọi mong ước, là có được cuộc sống LUÔN LUÔN HẠNH PHÚC mà nói cụ thể hơn là mong ước luôn luôn sống với tâm trạng Tích cực – Vui – Thoải mái.

Ngoài mong ước căn bản, con người còn nhiều mong ước tốt đẹp khác nhau nhưng tựu trung, ai cũng mong ước mình là người thiện lương, người tốt đẹp, người vị tha, người sẵn lòng giúp đỡ kẻ khác, người nói lời nhu hoà không những với gia đình, bè bạn mà với tất cả mọi người. Trẻ con thì muốn ngoan ngoãn, học giỏi, vâng lời cha mẹ thầy cô, thương yêu anh chị em bạn bè, luôn làm những việc tốt cho mọi người, cho xã hội vv…

Đây là những mong ước tốt đẹp của con người. Và từ cổ chí kim đã xuất hiện rất nhiều, rất nhiều tư tưởng nhân văn về Chân – Thiện – Mỹ của các bậc vĩ nhân, của các tôn giáo nhằm đề cao, khuyến khích cỗ vũ con người, tìm cách để đạt được các mong ước đó.

Mặc dù vậy, những điều mong ước tốt đẹp đó của con người vẫn không bao giờ đạt được, cho dù thi thoảng vẫn có đạt được một vài điều mong ước nhưng nó ngắn ngủi, nhỏ nhoi so với mong ước của con người.

Mong ước vẫn chỉ là mong ước, cuộc sống vẫn tràn đầy đau khổ, ghen tuông, hờn giận, ác ý, bạo tàn…. không thoát ra khỏi nó được.

Đa phần đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho thế giới bên ngoài, tôn giáo thì đổ lỗi là do không tu hành nên không làm chủ được tâm, không điều khiển được tâm nên nó mới xẩy ra như vậy.

Không phải do lỗi của hoàn cảnh, lỗi của thế giới bên ngoài, cũng không phải do lỗi của con người, làm cho con người không đạt được những mong ước đó, mà bản chất Tâm của nhân loại là như vậy.

Tâm ấy vận hành nơi mỗi người theo thuật ngữ Phật học gọi là tâm Bát tà đạo. Tâm ấy có vô minh là hiểu biết sai sự thật, có tham sân si, có hờn giận, ghen tuông ác ý, bạo tàn, đau khổ, có sinh tử luân hồi. Không thể làm chủ, không thể điều khiển được tâm ấy để đạt được những điều mong ước tốt đẹp trên, vì bản chất Tâm là vô chủ, vô sở hữu nghĩa là không thể làm chủ, không thể điều khiển được Tâm.

Vậy có cách nào đạt được những mong ước tốt đẹp kia không ?

CÓ ĐẤY! Đức Phật Thích ca mâu ni là người duy nhất đã khám phá ra cách thức thay đổi tâm bằng cách THAY THẾ Tâm Bát tà đạo có vô minh, tham sân si, phiền não, luân hồi bằng một thứ Tâm khác là Bát chánh đạo có Trí tuệ, có Hạnh phúc nội tâm, có Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát ( khỏi khổ đau, khỏi luân hồi ) với hai phần : ĐỊNH và TUỆ.

Khi thay thế được tâm Bát tà đạo bằng tâm Bát chánh đạo thì mọi mong ước tốt đẹp của con người đều TỰ ĐỘNG THÀNH TỰU.

Trong Bát chánh đạo có chi phần CHÁNH ĐỊNH do Đức Phật phát hiện gồm sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền là do CHÚ TÂM LIÊN TỤC KHÔNG TẬP TRUNG ( Chú tâm liên tục Cảm giác toàn thân ) phát sinh. Khi thực hành Chú tâm liên tục Cảm giác toàn thân đạt được Chánh định sẽ kinh nghiệm được hai kết quả kỳ diệu :

* Một là có được tâm trạng Tích cực – Vui – Thoải mái. Đó chính là thứ Hạnh Phúc Nội Tâm kỳ diệu.

* Hai là chấm dứt 80% suy nghĩ, gồm những suy nghĩ linh tinh, vô bổ vô ích đưa đến lo lắng, sợ hãi, ghen tuông hờn giận khổ đau, ác ý, bạo tàn…

Nhờ 2 kết quả kỳ diệu của sự Chú tâm liên tục Cảm giác toàn thân, làm phát sinh Chánh định mà những mong ước tốt đẹp sẽ TỰ VIÊN THÀNH một cách không khó khăn, một cách không mệt nhọc.

Đa phần nhân loại bị ám ảnh bới câu : “Giang sơn dễ đổi, tâm tánh khó dời” nên không dễ chấp nhận cách thay đổi tâm ( không thay đổi cảnh ) một cách dễ dàng ngay bây giờ và tại đây như thế này. Bởi họ chưa biết được sự thật, Đức Phật là một nhà khoa học vĩ đại nhất, nhưng không giống như các nhà khoa học khác, đi khám phá THẾ GIỚI VẬT CHẤT bên ngoài mà Ngài đã khám phá ra SỰ THẬT VỀ TÂM nên Ngài đã giảng dạy cách thay đổi Tâm dễ dàng như vậy.

Hãy kiểm tra, kiểm chứng điều này tại các khoá thiền Chú tâm liên tục 2 ngày của Gosinga và để khẳng định đây là cách duy nhất dễ hành, dễ chứng, để đạt được những mong ước tốt đẹp nhất trong cuộc đời

Thiền Sư Nguyên Tuệ

Để lại một bình luận